Na Uy chấm dứt hợp đồng mua trực thăng NH90, muốn được hoàn lại toàn bộ tiền
Na Uy đã chấm dứt hợp đồng kéo dài hai thập kỷ đối với 14 máy bay trực thăng hàng hải NH90 với lý do chậm giao hàng, sai sót và bảo trì tốn nhiều thời gian.
Trực thăng NH90 của Na Uy. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, ngày 10/6, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjrn Arild Gram cho biết sẽ trả lại các máy bay trực thăng này và muốn được hoàn lại toàn bộ số tiền gần 5 tỷ kroner (525 triệu USD) đã thanh toán.
Ông Bjrn Arild Gram cho biết: “Rất tiếc, chúng tôi đã kết luận rằng cho dù các kỹ thuật viên làm việc bao nhiêu giờ và đặt hàng bao nhiêu phụ tùng đi chăng nữa, chúng tôi cũng sẽ không bao giờ làm cho NH90 có khả năng đáp ứng các yêu cầu của Lực lượng vũ trang Na Uy. Đây là một quyết định nghiêm túc”.
Trực thăng NH90 do NHIndustries phát triển vào giữa những năm 1990. Công ty NHIndustries là kết quả hợp tác giữa ba công ty châu Âu, có trụ sở tại Aix-en-Provence, Pháp. NH90 được nhiều quốc gia sử dụng.
Na Uy đã đặt 14 máy bay trực thăng NH90 để làm nhiệm vụ tuần duyên và tác chiến chống tàu ngầm vào năm 2001. Ban đầu, NH90 được dự kiến giao hàng vào cuối năm 2008. Tính đến ngày hôm nay, công ty NHIndustries mới chỉ giao 8 chiếc có thể hoạt động hoàn chỉnh.
Video đang HOT
Lực lượng Vũ trang Na Uy cho biết. “Theo yêu cầu, đội bay phải hoàn thành 3.900 giờ bay mỗi năm nhưng trong những năm gần đây, trung bình chỉ hoàn thành khoảng 700 giờ”.
Vào tháng 2, Bộ Quốc phòng Na Uy đã yêu cầu đánh giá toàn diện về khả năng của trực thăng hàng hải của nước này. Đánh giá kết luận rằng ngay cả với các khoản đầu tư tài chính bổ sung đáng kể, NH90 cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của Na Uy về hiệu suất và mức độ sẵn sàng.
Cơ quan Vật liệu Quốc phòng Na Uy đã thông báo với nhà sản xuất NH90 rằng họ đã chấm dứt hoàn toàn hợp đồng và sẽ tìm cách được bồi thường toàn bộ số tiền và tài sản mà hai bên đã nhận. Na Uy sẽ trả lại máy bay trực thăng cùng với các phụ tùng và thiết bị đã nhận.
Trong một tuyên bố, NHIndustries cho biết họ vô cùng thất vọng trước quyết định của Bộ Quốc phòng Na Uy và bác bỏ các cáo buộc nhằm vào NH90 cũng như công ty.
Công ty này nói thêm rằng phía Na Uy không cho họ cơ hội thảo luận về các đề xuất mới nhất và coi việc Na Uy chấm dứt hợp đồng là vô căn cứ về mặt pháp lý.
Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết họ sẽ sớm bắt đầu tìm một máy bay trực thăng hàng hải thay thế.
Na Uy cung cấp cho Ukraine 22 khẩu lựu pháo M109
Ngày 8/5, Na Uy đã quyết định cung cấp các vũ khí cho chính quyền Kiev, trong đó có 22 khẩu bích kích pháo (lựu pháo) 22 M109 cho Ukraine.
Na Uy quyết định cung cấp cho chính quyền Kiev 22 khẩu bích kích pháo (lựu pháo) 22 M109. Ảnh: RT
Hãng tin RT cho biết Chính phủ Na Uy quyết định viện trợ và Kiev sẽ sớm nhận được 22 khẩu lựu pháo M109. Trong một thông báo, Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết lô vũ khí này sẽ đi kèm các thiết bị, phụ tùng thay thế và đạn dược.
Na Uy cũng đã huấn luyện binh sĩ Ukraine cách vận hành loại vũ khí này tại một cơ sở ở Đức. Thông cáo cho hay số pháo này đã được chuyển đi khỏi Na Uy, song không nói rõ đã tới Kiev hay chưa.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Na Uy đang tái trang bị quân đội nước này với các khẩu pháo mới nhập từ Hàn Quốc. Số pháo M109 này được chuyển giao cho Ukraine đến từ một kho vũ khí đã ngừng hoạt động. Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết quân đội nước này đã mua các khẩu lựu pháo K9 cỡ nòng 155mm của Hàn Quốc vào năm 2017 và đang đàm phán các thỏa thuận mua thêm với Seoul.
Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram gọi quyết định trên là "một sự đóng góp đáng kể và rất cần thiết cho Ukraine". Trước đó, Na Uy đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí chống tăng M72 LAW, tên lửa phòng không Mistral, thiết bị bảo vệ và các thiết bị khác.
M109 là pháo tự hành cỡ nòng 155mm được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1960 và có tầm bắn hiệu quả từ 20-40km, tùy thuộc vào loại đạn sử dụng. Mỗi khẩu M109 cần một kíp 4 người để vận hành. Phiên bản M109A3 mà Na Uy sở hữu được cho là được cải tiến dựa trên mẫu M109A3G của Đức.
Phiên bản pháo tự hành M109A3GN mà Na Uy mua của Đức có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau của các nước thành viên NATO như đạn nổ công phá, chiếu sáng và khói với tầm bắn tối đa 24.700 m. Loại pháo này cũng có thể bắn đạn tầm xa nâng cao.
Kể từ khi chiến sự bùng phát giữa Nga và Ukraine, một số nước châu Âu phê phán Na Uy chưa hành động đủ mạnh mẽ, trong khi lại là một trong những nước hưởng lợi gián tiếp nhiều nhất từ cuộc chiến này. Na Uy, quốc gia cung cấp khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của châu Âu, đã chịu sức ép lớn từ các cáo buộc rằng Oslo thu lợi từ cuộc chiến ở Ukraine.
Ba Lan là một trong số các quốc gia chỉ trích Na Uy nhiều nhất. Ba Lan đang tìm đến khí đốt Na Uy để thay thế một phần khí đốt Nga. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Na Uy đang hưởng lợi gián tiếp từ cuộc chiến ở Ukraine khi thu được khoản lợi nhuận dầu khí khổng lồ nhờ bán dầu khí. Ông kêu gọi Na Uy sử dụng khoản tiền lợi nhuận này để hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó đặc biệt là Ukraine.
Các bình luận này đã gây tác động mạnh. Ngay cả một số người Na Uy cũng tự hỏi liệu họ đã làm đủ chưa trong viện trợ kinh tế cho Ukraine và giúp các nước láng giềng chấm dứt phụ thuộc năng lượng Nga.
Tấn công bạo lực sát hại hàng chục người tại Nigeria Ngày 9/6, giới chức địa phương Nigeria cho biết trong các vụ tấn công mới nhất tại bang Kaduna, miền Tây Bắc nước này, nhiều tay súng đã giết hại 32 người dân và phá hủy hàng chục ngôi nhà. Nhà cửa bị thiêu rụi trong một vụ tấn công tại làng Dalori, ngoại ô Maiduguri, bang Borno, Nigeria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...