Nà Sự – điểm du lịch kỳ thú ở vùng cao Điện Biên
Điểm du lịch cộng đồng Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) vừa chính thức mở cửa đón khách du lịch, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá miền đất cực Tây của Tổ quốc.
Bản Nà Sự có gần 140 hộ, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người dân đã sinh sống lâu đời ở đây và có nhiều nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc.
Với mong muốn xây dựng bản làng, quê hương ngày càng tươi đẹp và đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền, người dân xã Chà Nưa thống nhất chủ trương xây dựng Nà Sự thành bản văn hóa – du lịch.
Địa phương này cải tạo nhà ở và không gian cảnh quan trong bản, tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Chủ trương này đã nhận được sự hưởng ích rất tích cực của tất cả các thành viên trong bản và bà con trong xã. Vì vậy, chỉ sau thời gian ngắn với sự hỗ trợ ngày công của gần 500 đoàn viên, thanh niên các xã trên địa bàn huyện, việc cải tạo cảnh quan, đường điện, nơi ăn nghỉ, các dịch vụ trải nghiệm ở Nà Sự đã cơ bản hoàn thành.
Theo ông Phạm Hải Quỳnh – Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam, đến điểm du lịch cộng đồng Nà Sự, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm thực tế hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái; được trực tiếp tham gia chế biến và thưởng thức ẩm thực địa phương cũng như giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Video đang HOT
Khung cảnh huyền ảo ở Nà Sự.
Nhiều hộ gia đình đã đầu tư dịch vụ lưu trú để phục vụ du khách.
Theo Bí thư Huyện ủy Nậm Pồ Lê Khánh Hòa, Nà Sự là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện. Ngay trong buổi đầu hoạt động, bản Nà Sự đã đón gần 300 lượt khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm.
Với những nét đẹp riêng có, cùng sự thân thiện, mến khách của người dân, Nà Sự hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân lý thú, hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá A Pa Chải – miền đất cực Tây của Tổ quốc tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên – nơi có cột mốc 3 cạnh phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc./.
Ngát xanh Long Cốc, kỳ thú Xuân Sơn
Về miền đất Tổ Phú Thọ, du khách nên khám phá vẻ đẹp kỳ thú của đồi chè Long Cốc, Vườn quốc gia Xuân Sơn, trải nghiệm đời sống, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Mường, Dao.
Đường vào hang Na, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ
Đồi chè Long Cốc, bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc
Thuộc xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, đồi chè Long Cốc cách trung tâm Việt Trì, thành phố chính của tỉnh Phú Thọ, khoảng 70km. Vừa đặt chân đến đây, cả một không gian xanh mát hiện ra với những đồi chè hình bát úp nhấp nhô, nối tiếp nhau. Xa xa, thấp thoáng bóng những cô gái Mường đeo gùi hái chè sớm trên triền đồi.
Lên điểm cao nhất khu Bông, nơi lý tưởng nhất để ngắm đồi chè Long Cốc, du khách thu vào tầm mắt bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc được tạo nên bởi điệp trùng đồi chè, khi ẩn khi hiện trong màn sương mờ ảo.
Khung cảnh ngoài đời thực gợi nhớ tới những bức ảnh đẹp đến độ mê hoặc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Út Mười, một trong những người đầu tiên khám phá và quảng bá vẻ đẹp của đồi chè Long Cốc và đã được nhiều người mệnh danh là "đại sứ du lịch chè" của Phú Thọ. Những bức ảnh đầu tiên anh chụp đồi chè này vào khoảng tháng 4-2015 nhanh chóng gây "bão" trên mạng xã hội, từ đó thu hút nhiều nhiếp ảnh gia, du khách đến khám phá vẻ đẹp nơi đây.
Tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè cho biết, người Pháp đã sản xuất chè tại vùng trung du Phú Thọ từ những năm cuối thế kỷ thứ 19. Diện tích trồng chè ở xã Long Cốc hiện nay khoảng 600ha, mỗi đồi chè hình bát úp là 1ha.
Đồi chè Long Cốc
Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn
Từ đồi chè Long Cốc, đi xe ô tô hơn 23km nữa là tới Vườn quốc gia Xuân Sơn. Điểm đến dành cho những du khách tham gia tour du lịch cộng đồng ở đây là Trung tâm Thông tin và Hỗ trợ khách du lịch.
Ngay phía trước trung tâm có cặp tượng gà chín cựa, tái hiện chi tiết thú vị trong truyền thuyết thời vua Hùng, với lễ vật kén rể gồm "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Gà đủ chín cựa ngày nay rất hiếm, nhưng vào bản Lấp, bản Cỏi của những người đồng bào Mường, Dao, bạn có thể xem các hộ gia đình ở đây nuôi gà "nhiều cựa".
Hộ gia đình chị Đặng Thị Điện ở bản Cỏi là nơi bạn có thể xem gà nhiều cựa, ngoài ra còn được xem cách người đồng bào Dao đồ xôi tứ sắc. Chõ xôi gồm 4 tầng mang 4 màu sắc rõ rệt, tạo màu bằng cách ngâm, nhuộm từ lá, rễ cây rừng.
Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, màu xanh là hy vọng và màu vàng mang ý nghĩa thịnh vượng. Trong những dịp lễ lạt, người đồng bào ở đây thường đồ xôi đầy đủ thành mâm xôi ngũ sắc, với màu còn lại là màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết của đất trời.
Một khi đã đến Xuân Sơn, bạn nên thử mâm cỗ lá của người Dao. Bên cạnh những món gần như tương tự với người Mường, mẹt cơm đặc trưng của người Dao còn có cua đá (sống trong hốc đá trên núi), vịt suối lam hoa chuối, đặc biệt là gà nhiều cựa, chỉ có ở Xuân Sơn, với miếng thịt chắc mà không dai, thơm ngon đến miếng cuối cùng!
Đồ xôi tứ sắc
Trong Vườn quốc gia Xuân Sơn có nhiều hang động. Một trong những hang động đẹp, tương đối dễ chinh phục là hang Na. Vào mùa hè, trong khoảng tháng 4-5, hang khô, ở dưới chân hang có lớp nhũ đá tạo thành hình giống lớp vỏ quả na. Tháng 7 trở đi, hang bị ngập nước, "quả na" khổng lồ chìm dưới mặt nước.
Muốn khám phá hang Na, bạn nhớ mang theo đèn pha, tạo nguồn sáng để khám phá tận ngóc ngách của hang và chụp ảnh sống ảo. Trải nghiệm trên đoạn đường vào hang Na cũng khá thú vị, với chuyến bộ hành ngắn xuyên rừng nguyên sinh, hít thở bầu không khí trong lành và ngắm cảnh suối chảy róc rách dọc đường đi.
Đêm là quãng thời gian sôi động nhất của tour du lịch cộng đồng khi cả khách và người đồng bào quây quần bên đống lửa bập bùng, nhảy sạp cùng các cô sơn nữ Mường, Dao. Hương rượu men lá ngấm vào người trong bữa cơm chiều trước đó khiến người lữ khách thêm say tình, say đất trời Xuân Sơn.
Hang Na, Vườn quốc gia Xuân Sơn
Chợ đêm Tủa Chùa thu hút khách du lịch Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên), Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa vừa tổ chức đưa chợ đêm ở trung tâm thị trấn Tủa Chùa vào khai thác, hoạt động. Hàng nông sản được đồng bào vùng cao Tủa Chùa bày bán ở chợ...