Myanmar truy nã ứng viên hoa hậu
Chính quyền quân sự Myanmar truy nã Han Lay vì lên tiếng kêu gọi thế giới hỗ trợ đất nước tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.
Tờ Global New Light, do chính quyền quân sự Myanmar quản lý, tối 6/4 đăng danh sách cập nhật những người bị nước này truy nã, trong đó có Han Lay, đại diện của Myanmar tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020. Tờ báo này từ ngày 4/4 đến nay đã đăng thông tin truy nã 100 người nổi tiếng lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình chống đảo chính khắp cả nước.
Han Lay tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tại Bangkok hôm 27/3. Ảnh: CTV News.
Các nguồn tin tại Thái Lan và Myanmar cho hay lệnh bắt Han Lay được chính quyền quân sự Myanmar đưa ra sau khi cô lên tiếng phản đối đảo chính trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tuần trước. Họ cũng truy nã người đã giúp Han Lay sang Thái Lan.
Chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về thông tin này, nhưng các nguồn tin cho hay bài phát biểu “khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế” hỗ trợ Myanmar của Han Lay đã khiến họ hành động.
Video đang HOT
Han Lay, 22 tuổi, chưa từng dính líu tới chính trị cho tới khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hôm 1/2. Cô sau đó tận dụng cơ hội dự thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế ở Bangkok, Thái Lan, cuối tháng 3 để kêu gọi cộng đồng thế giới giúp đỡ đất nước mình.
“Đã có rất nhiều người chết. Hãy giúp Myanmar. Chúng tôi cần sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế ngay lúc này”, Han Lay phát biểu tại đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.
“Tôi có thể nói rằng những công dân Myanmar chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Họ nói với tôi họ sẽ đấu tranh trên đường phố và tôi cũng đang chiến đấu theo cách riêng của mình trên sân khấu này”, cô nói. Han Lay không giành giải trong cuộc thi, nhưng bài phát biểu của cô đã gây ấn tượng sâu sắc.
Han Lay xuất hiện lần cuối trước công chúng tại đảo Phuket, Thái Lan vào cuối tháng ba, khi cô xuất hiện cùng top 5 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Cô khi ấy cho biết sẽ tạm trú ở Thái Lan do tình hình trong nước vẫn bất ổn.
Người hâm mộ Han Lay hy vọng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế, với mục đích chống chiến tranh và bạo lực, có thể giúp cô an toàn cho tới khi tình hình Myanmar ổn định.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức trong chính quyền dân sự, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử tháng 11/2020 không được giải quyết. Sự việc làm dấy lên phong trào biểu tình phản đối đảo chính, với tình trạng bạo lực ngày càng leo thang, tới nay đã khiến hơn 500 người thiệt mạng, theo một nhóm quan sát địa phương.
Nhiều nước phương Tây đã lên án việc chính quyền quân sự Myanmar dùng vũ lực với người biểu tình và áp lệnh trừng phạt với các tướng quân đội nước này.
Myanmar buộc tội cố vấn nước ngoài của bà Suu Kyi
Sean Turnell, cố vấn người Australia của bà Suu Kyi, bị chính quyền quân sự cáo buộc hai tội danh và có thể phải ngồi tù nhiều năm.
Turnell, công dân Australia làm cố vấn cho bà Aung San Suu Kyi và cũng bị bắt sau cuộc đảo chính hôm 1/2, đang bị điều tra vì vi phạm luật nhập cư và bảo vệ bí mật nhà nước của Myanmar, Zaw Min Tun, phát ngôn viên của chính quyền quân sự, nói tại họp báo ngày 23/3. Nếu bị kết tội, ông Turnell có thể phải ngồi tù nhiều năm.
"Chúng tôi đã cho phép Turnell nói chuyện điện thoại với gia đình hai lần và sẽ tiếp tục cho phép ông ấy làm điều đó", Zaw Min Tun nói.
Sean Turnell, cố vấn của bà Aung San Suu Kyi, tại hội thảo ở Singapore tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
Cuộc điều tra được tiến hành giữa lúc quân đội Myanmar đối mặt nhiều lệnh trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh, sau khi mạnh tay trấn áp biểu tình khiến hơn 260 người thiệt mạng, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP).
Mỹ ngày 22/3 tiếp tục tăng cường biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các cá nhân và thể chế ở Myanmar, trong đó có hai sư đoàn quân đội. Trước đó cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng thông báo các biện pháp hạn chế riêng với 11 cá nhân chịu trách nhiệm tiến hành đảo chính quân sự, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing.
Tuần trước, chính quyền quân sự tiếp tục công bố cáo buộc tham nhũng đối với bà Suu Kyi, nhằm biện minh cho cuộc đảo chính và bắt giam bà. Quân đội Myanmar hôm nay đã công bố lời khai của cựu thủ hiến vùng Yangon Phyo Min Thein, trong đó thừa nhận hành vi hối lộ bà Suu Kyi.
Ngoài cáo buộc tham nhũng, Cố vấn Nhà nước Myanmar còn bị buộc tội nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và vi phạm quy tắc chống Covid-19. Bà có thể bị cấm tham gia chính trị nếu bị kết tội. Luật sư đại diện cho bà Suu Kyi và một số chính phủ phương Tây đã tuyên bố những cáo buộc này là bịa đặt.
Trong cuộc họp báo hôm 23/3, người phát ngôn Zaw Min Tun cũng cảnh báo giới báo chí không được liên lạc với chính quyền do các thành viên của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) thành lập và dọa có hành động pháp lý. Ông thêm rằng chính quyền chưa có kế hoạch sớm dỡ bỏ các hạn chế Internet do hành vi "kích động bạo lực trực tuyến" tại nước này.
"Người dân đang sử dụng Internet di động để xúi giục hành vi phá hoại", ông nói.
Mỹ cho dân Myanmar lánh nạn Chính phủ Mỹ cho biết công dân Myanmar không thể về nước do tình trạng bạo lực có thể ở lại theo diện "bảo vệ có thời hạn". "Do cuộc đảo chính quân sự và hành vi bạo lực của lực lượng an ninh nhằm vào dân thường, người Myanmar đang chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và tồi tệ ở...