Myanmar trên bờ vực trở thành “quốc gia siêu lây nhiễm Covid-19″
Myanmar đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến người dân nước này mà còn tác động tới khu vực.
Các tình nguyện viên chuyển một bệnh nhân Covid-19 khỏi một trung tâm do lũ lụt ở Karen, Myanmar (Ảnh: Reuters).
Myanamar đang trải qua làn sóng Covid-19 đáng báo động với số ca nhiễm và tử vong tăng vọt. Tổ chức Bác sĩ không biên giới gọi đây là “tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng không được kiểm soát”, do hệ thống y tế quá tải và quản lý dịch bệnh yếu kém.
Theo thống kê chính thức của chính quyền quân sự Myanmar, nước này đang ghi nhận khoảng 6.000 ca nhiễm và 300 người chết mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chưa phải là số liệu chính xác.
Với chỉ 2,8% trong số 54 triệu người Myanmar được tiêm chủng đầy đủ, hiện có nhiều lo ngại rằng nước này có thể trở thành “quốc gia siêu lây nhiễm Covid-19″. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Myanmar cho rằng điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến chủng virus mới.
“Điều này rất nguy hiểm vì nhiều lý do… Khu vực này dễ bị tổn thương hơn nhiều nếu Myanmar trở thành một quốc gia siêu lây nhiễm”, báo cáo viên của Liên Hợp Quốc cảnh báo.
Video đang HOT
Myanmar đang phải trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay trong bối cảnh nước này vẫn chìm trong cuộc khủng hoảng kép về kinh tế, chính trị. Tình trạng bất ổn sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2 đã đẩy hệ thống y tế của Myanmar vào kịch bản hỗn loạn hoàn toàn khi làn sóng Covid-19 mới ập đến.
Tại Myanmar, ôxy và các thiết bị y tế khác ngày càng đắt đỏ và thiếu hụt. Ngay cả việc đưa máy tạo ôxy vào Myanmar cũng không đơn giản, mặc dù Singapore cho biết trong tuần này sẽ chuyển 200 máy tới Myanmar.
Chính quyền quân sự đã bắt giữ và ra lệnh bắt giữ nhiều nhân viên y tế tham gia biểu tình, phản đối chính quyền quân sự và từ chối làm việc dưới chế độ quân sự. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các bệnh viện, đặc biệt tại các phòng cấp cứu ở Myanmar.
Ít nhất 157 bác sĩ, bao gồm người đứng đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 của Myanmar trước đây, đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc.
Theo Worldometers , Myanmar cho đến nay đã ghi nhận hơn 9.300 ca tử vong và hơn 299.000 ca mắc Covid-19, trở thành một trong những “điểm nóng” dịch bệnh tại Đông Nam Á. Khoảng 1/4 trong tổng số ca nhiễm tại Myanmar được ghi nhận trong 2 tuần đầu tiên của tháng 7.
Tuy nhiên, các nhân viên y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ tang lễ cho biết, tổng số người chết và nhiễm bệnh tại Myanmar cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức.
Các nhóm xã hội dân sự hỗ trợ hỏa táng và dịch vụ tang lễ ở Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, cho biết họ ghi nhận 1.000 ca tử vong vì Covid-19 chưa được thống kê mỗi ngày tại Yangon. Theo đó, tổng số ca tử vong trên cả nước có thể lên tới vài nghìn người mỗi ngày.
Một lý do khiến việc thống kê chính xác ca nhiễm tại Myanmar gặp khó khăn là vì tỷ lệ xét nghiệm ở mức rất thấp. Chỉ có khoảng 15.000 xét nghiệm Covid-19 được thực hiện mỗi ngày ở quốc gia 54 triệu dân. Các kết quả xét nghiệm trả về có tỷ lệ dương tính khoảng 37%, tương đương 370 trường hợp dương tính cho 1.000 lần xét nghiệm.
An ninh Myanmar đấu súng với dân quân đối lập, 8 người chết
Giao tranh nổ ra dữ dội giữa lực lượng an ninh của chính phủ quân sự Myanmar với nhóm dân quân đối lập tại thành phố Mandalay hôm nay đã làm 8 người thiệt mạng.
Một xe bọc thép trên đường phố Madalay ngày 22/6 (Ảnh: Irrawaddy).
Reuters đưa tin, lực lượng an ninh Myanmar với sự yểm trợ của các xe thiết giáp ngày 22/6 đã đụng độ với một nhóm dân quân mới được thành lập tại Mandalay - thành phố lớn thứ 2 của quốc gia Đông Nam Á.
Tân Hoa Xã dẫn thông báo từ bộ phận thông tin của Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đưa tin, 8 thành viên có vũ trang của nhóm dân quân đã bị bắt, trong khi 8 người khác đã thiệt mạng. Phía quân đội Myanmar đã thu giữ các quả mìn tự chế, lựu đạn cầm tay, và vũ khí hạng nhẹ từ nhóm trên.
Vụ đụng độ diễn ra sau khi an ninh Myanmar được cung cấp thông tin và quyết định mở chiến dịch đột kích vào một ngôi nhà ở Chanmyathazi sáng nay.
Theo thông báo, khi giao tranh xảy ra, 4 thành viên lực lượng dân quân thiệt mạng, trong khi một số quân nhân bị thương nặng khi các bên nổ súng vào nhau. Cùng lúc đó, một số thành viên của lực lượng dân quân ngồi trong ô tô đã tấn công vào phía lực lượng an ninh rồi bỏ chạy. Tuy nhiên, chiếc xe sau đó đã đâm vào một trạm biến áp và khiến 4 người trên xe thiệt mạng.
Theo Myanmar Now , khoảng 20 quân nhân đã tham gia vào cuộc đột kích sáng nay và 2 bên đã đấu súng, trong khi quân đội điều 3 xe bọc thép tới hiện trường để yểm trợ.
Đài truyền hình Myawaddy của quân đội Myanmar, cho biết lực lượng an ninh đã đột kích một ngôi nhà và gọi các thành viên nhóm dân quân là "các phần tử khủng bố có vũ trang".
Tình hình căng thẳng ở Myanmar leo thang sau sự kiện ngày 1/2, khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự và giành quyền kiểm soát đất nước. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình và phía quân đội đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh, trong đó có đạn thật, để giải tán đám đông.
Sau đó, các nhóm những người phản đối biểu tình đã tuyên bố lập nên "lực lượng phòng vệ nhân dân" tại nhiều khu vực trên cả nước.
Hiện các cuộc giao tranh giữa các nhóm dân quân trang bị vũ khí hạng nhẹ với quân đội chủ yếu diễn ra ở các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nhóm "lực lượng phòng vệ nhân dân mới Mandalay" tuyên bố rằng: "Cuộc chiến đã bắt đầu. Sẽ có thêm các cuộc chiến khác".
Hồi tháng 4, phe phản đối chính quyền quân sự Myanmar đã tuyên bố thành lập "chính phủ thống nhất quốc gia" (NUG), với nòng cốt là các nghị sĩ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 1/2, lãnh đạo phe biểu tình phản đối chính biến và các nhóm dân tộc thiểu số.
Chính quyền quân sự Myanmar gọi NUG là "tổ chức khủng bố" và cáo buộc nhóm này thực hiện các vụ đánh bom, đốt phá.
Diễn biến căng thẳng ở Myanmar làm dấy lên lo ngại về một cuộc nội chiến toàn diện tại quốc gia Đông Nam Á giữa quân đội với các nhóm dân quân đối lập và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.
Bà Suu Kyi cảm ơn người dân chúc mừng sinh nhật Thông qua luật sư, cựu Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi ngày 21/6 cảm ơn người ủng hộ đã cài hoa lên tóc để chúc mừng sinh nhật lần thứ 76 của mình. Bà Suu Kyi dặn luật sư "gửi lời cám ơn và chia sẻ lời cầu nguyện của bà dành cho người dân", luật sư Khin Maung Zaw...