Myanmar nhập khẩu xăng dầu của Nga
Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar cho biết quốc gia này sẽ nhập khẩu xăng và dầu nhiên liệu của Nga để giảm bớt nỗi lo ngại về nguồn cung và giá cả tăng cao.
Các toa xe lửa chở dầu, nhiên liệu tại ga đường sắt Yanichkino, gần nhà máy lọc dầu Gazprom ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP
Hãng Reuters đưa tin quốc gia Đông Nam Á này đang duy trì mối quan hệ hữu nghị với Nga, trong bối cảnh cả hai bên đang là mục tiêu của hàng loạt lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây.
Nga đang tìm kiếm các khách hàng mới trong khu vực châu Á, do châu Âu – điểm đến xuất khẩu năng lượng lớn nhất của họ sẽ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào cuối năm nay.
“Chúng tôi đã được cho phép nhập khẩu xăng từ Nga”, phát ngôn viên Zaw Min Tun thông báo tại cuộc họp ngày 17/8, đồng thời giải thích họ chọn thị trường Nga vì chất lượng cao và chi phí thấp.
Theo truyền thông địa phương, các chuyến hàng dầu nhiên liệu đầu tiên sẽ cập bến vào tháng 9.
Ông Zaw Min Tun cho biết chính quyền của Thống tướng Min Aung Hlaing đã thảo luận về việc mua bán xăng dầu trong chuyến công du Moskva vào tháng trước. Myanmar hiện nhập khẩu nhiên liệu thông qua Singapore.
Video đang HOT
Ông cho biết thêm nước này sẽ xem xét việc khai thác dầu ở Myanmar với Nga và Trung Quốc.
Myanmar đã thành lập Ủy ban Mua dầu của Nga để giám sát việc nhập khẩu và vận chuyển nhiên liệu với giá cả hợp lý dựa trên nhu cầu quốc gia.
Ngoài bất ổn chính trị và bất ổn dân sự, Myanmar còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhiên liệu cao và cắt giảm điện.
Giá xăng dầu tại quốc gia Đông Nam Á này đã tăng khoảng 350% kể từ cuộc đảo chính xảy ra vào tháng 2/2021 lên 2.300-2.700 kyat mỗi lít (khoảng 25.000 – 30.000 đồng).
Trong tuần qua, nhiều trạm xăng dầu ở khắp nơi trên cả nước đã ngừng hoạt động vì khan hiếm nhiên liệu.
Ngoài ra, Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí chính cho quân đội Myanmar.
ASEAN không mời lãnh đạo Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh
ASEAN thống nhất không mời lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh, khi lo ngại gia tăng về cam kết của chính quyền này.
Các ngoại trưởng ASEAN thống nhất tại cuộc họp khẩn hôm 15/10 rằng thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, sẽ không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh từ ngày 26/10 đến 28/10, Brunei, nước chủ tịch ASEAN cho hay.
Quyết định được đưa ra sau khi chính quyền quân sự Myanmar từ chối đề nghị của đặc phái viên ASEAN về Myanmar được gặp tất cả các bên liên quan, gồm lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi.
Tuyên bố sau cuộc họp của các ngoại trưởng lưu ý việc thực hiện kế hoạch 5 điểm được các lãnh đạo ASEAN thống nhất hồi tháng 4 nhằm chấm dứt tình trạng hỗn loạn sau đảo chính ở Myanmar "chưa đủ tiến bộ". Một số quốc gia thành viên khuyến nghị nên tạo "không gian để Myanmar khôi phục công việc nội bộ và trở lại bình thường".
Tuyên bố cũng nêu rõ ASEAN "đã quyết định mời một đại diện phi chính trị từ Myanmar" dự hội nghị thượng đỉnh.
Chính quyền quân đội Myanmar hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, chủ trì lễ duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang tại thủ đô Naypyitaw hồi tháng 3. Ảnh: Reuters .
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 2. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 1.100 người đã thiệt mạng, phần lớn trong cuộc trấn áp của lực lượng an ninh với các cuộc đình công và biểu tình, trong khi hàng nghìn người bị bắt.
ASEAN hồi tháng 4 họp cùng thống tướng Min Aung Hlaing tại Indonesia và đi đến đồng thuận 5 điểm, trong đó nhất trí "cần chấm dứt ngay lập tức bạo lực tại Myanmar và mọi bên cần kiềm chế cao nhất". ASEAN cũng thúc đẩy cơ chế đặc phái viên làm trung gian cho tiến trình đối thoại giữa các bên, với sự hỗ trợ của tổng thư ký tổ chức khu vực, đồng thời hỗ trợ nhân đạo cho người dân nước này. Ngoài ra, đặc phái viên và phái đoàn sẽ đến thăm Myanmar để gặp gỡ mọi bên liên quan.
Erywan Yusof, Ngoại trưởng thứ hai của Brunei, được bổ nhiệm làm đặc phái viên ASEAN về Myanmar hồi tháng 8, chịu trách nhiệm chấm dứt bạo lực ở Myanmar, mở ra cuộc đối thoại giữa các nhà cầm quyền quân sự và phe đối lập.
"Malaysia rất thất vọng vì sau 6 tháng, Ngoại trưởng Erywan vẫn chưa thể đến Myanmar", Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết trước cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN hôm qua. "Nếu không có tiến triển thực sự thì lập trường của Malaysia vẫn là không muốn thống tướng Myanmar dự hội nghị thượng đỉnh. Chúng tôi không thỏa hiệp về điều đó".
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đăng Twitter sau cuộc họp rằng Jakarta thấy Myanmar "không nên đại diện ở cấp độ chính trị" tại hội nghị thượng đỉnh cho đến khi khôi phục "nền dân chủ thông qua quá trình gồm tất cả các bên".
Tại cuộc họp đầu tháng này, các ngoại trưởng ASEAN cũng bày tỏ thất vọng vì sự thiếu hợp tác của Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC), cách gọi chính quyền quân sự Myanmar, trong việc thực thi đồng thuận 5 điểm.
Đặc phái viên nói ASEAN tính không mời lãnh đạo Myanmar dự hội nghị cấp cao ASEAN tính gạt lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar khỏi hội nghị cấp cao tháng này, do không đạt tiến bộ trong lộ trình hòa bình như cam kết, theo đặc phái viên Erywan. Erywan Yusof, đặc phái viên của ASEAN về Myanmar, cho biết trong cuộc họp báo ở thủ đô Brunei hôm nay rằng việc chính quyền quân sự Myanmar...