Myanmar nã đạn pháo vào xe quân sự Trung Quốc?
Súng máy hạng nặng và pháo của quân đội Myanmar đã nã đạn vào xe tuần tra của Trung Quốc. Lực lượng Trung Quốc sau đó rút khỏi hiện trường, theo Đa Chiều.
Tờ Myanmar Online bản tiếng Trung Quốc và cổng thông tin điện tử của phiến quân Kachin ngày 13/5 cho biết, vụ bắn xe quân sự Trung Quốc xảy ra gần cột mốc số 113.
Một người dân Trung Quốc bị thương trong vụ đạn pháo Myanmar lạc qua biên giới ngày 14/5.
Súng máy hạng nặng và pháo dã chiến của quân đội Myanmar đã nhằm thẳng vào xe tuần tra của quân đội Trung Quốc khai hỏa, nhưng vì tránh tranh chấp quốc tế, lực lượng quân sự Trung Quốc đã rời khỏi hiện trường.
Đa Chiều cho rằng việc bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân ở biên giới là trách nhiệm của đơn vị quân sự Trung Quốc đóng tại Vân Nam. Việc đoàn xe quân sự Trung Quốc rút ngay khi bị bắn không rõ lý do cũng khiến dư luận khó hiểu.
Cho đến ngày 15/5, giao tranh giữa quân đội Myanmar và lực lượng ly khai gần biên giới Trung Quốc vẫn tiếp tục nóng lên. 6 quả đạn pháo của quân đội Myanmar ngày 14/5 đã rơi xuống thành phố Lâm Thương tỉnh Vân nam làm ít nhất 4 người chết, 8 người bị thương.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cùng ngày xác nhận thông tin đã có 2 quả đạn pháo của Myanmar rơi xuống lãnh thổ nước này. Ngoài ra đạn pháo Myanmar còn khiến 3 chiếc xe và 4 nhà dân Trung Quốc bị hủy hoại. Những người bị thương đều không bị đe dọa đến tính mạng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nhắc đến thông tin xe quân sự nước này bị tấn công.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Lý do nào khiến Hyon Yong-chol bỏ mạng dưới tay Kim Yong un?
Có 2 khả năng gây ra tình huống dẫn đến việc Đại tướng Hyon Yong-chol bị trừ khử, một là mưu đồ tạo phản lật đổ quyền lực của ông Kim Jong Un.
Đại tướng Hyon Yong-chol
Tờ Đa Chiều - một trong những tờ báo của cộng đồng người Hoa tại Mỹ, vốn nổi tiếng với việc hay cung cấp các thông tin thâm cung bí sử với độ chính xác khá cao về tình hình chính trị Trung Quốc vừa có bài bình luận dài trong đó đưa ra một số nhận định về vụ việc Kim Jong Un xử tử Bộ trưởng quốc phòng Hyon Yong-chol vào hôm 30/4 vừa qua.
Theo nhận định của bài báo, nhiều khả năng Đại tướng Hyon Yong-chol đã bị liệt vào tội phản quốc vafd dây mới là lý do chủ yếu khiến ông bỏ mạng chứ không phải biểu hiện "ngủ gật khi họp với Kim Jong Un" như một số báo nước ngoài, trong đó có tờ Yonhap của Hàn Quốc bình luận.
Có chăng việc ngủ gật cũng chỉ là một trong nhưng biểu hiện của sự phản bội giúp ông Kim Jong Un củng cố thêm cho quyết định trừng phạt của mình.
Theo bản tin tiếng Anh của tờ Đa Chiều được báo chí Đài Loan trích dẫn, nhiều khả năng Đại tướng Đại tướng Hyon Yong-chol bị phát hiện tổ chức cung cấp tình báo cho Trung Quốc hoặc âm mưu tạo phản nếu nhà lãnh đạo Kim Jong Un đi Moscow, Nga tham gia sự kiện diễu binh mừng Ngày chiến thắng.
Tình báo quốc gia Hàn Quốc cho rằng, bề ngoài Hyon Yong-chol tỏ vẻ phục tùng, nhưng bên trong lại làm ngược lại những điều nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn.
Đại tướng Hyon Yong-chol
Theo suy đoán của tờ Đa Chiều, có 2 khả năng gây ra tình huống dẫn đến việc Đại tướng Hyon Yong-chol bị trừ khử, một là mưu đồ tạo phản lật đổ quyền lực của ông Kim Jong Un.
Khả năng thứ hai là ông này và Kim Jong Un tối cao có bất đồng sâu sắc về con đường phát triển của đất nước. Theo nhận định của Đa Chiều, khả năng đầu tiên có thể xảy ra nhiều hơn vì Hyon Yong-chol được cho là người thân Bắc Kinh.
Tướng Hyon Yong-chol từng có nhiều năm công tác ở khu vực biên giới Trung Quốc - Triều Tiên đã chứng kiến sự phát triển của kinh tế Trung Quốc và muốn áp dụng nó vào Bắc Hàn. Sau khi về Bộ Quốc phòng, Hyon Yong-chol thường xuyên ca ngợi Bắc Kinh trong các cuộc họp và nói về cải cách kinh tế ở Trung Quốc cũng như xu hướng phát tiển của thế giới xung quanh.
Nói tóm lại, tướng Hyon Yong-chol chủ trương cải cách hoá Triều Tiên theo mô hình Trung Quốc, đi ngược chính sách quân sự làm trung tâm của Kim Jong-un mà cha và ông nội ông đã xây dựng và điều hành cho đến nay.
Đại tướng Hyon Yong-chol bị tử hình và thông tin đại chúng ở Hàn Quốc
Hơn nữa tướng Hyon Yong-chol là nhân vật quyền lực số 2 trong quân đội, chỉ sau mỗi Kim Jong Un. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu tạo phản Kim Jong-un đã nhanh chóng ra tay diệt trừ nguy hiểm.
Trong vòng 4 năm ông Kim Jong-un lên nắm quyền chủ tịch, đã có hơn 70 quan chức cấp cao ở nước này bị xử tử. Giới quan sát cho rằng, thông qua các hoạt động thanh trừng này, Kim Jong Un muốn cảnh báo các quan chức cấp cao khác về lòng trung thành đối với chế độ, đường lối, chính sách và cá nhân lãnh đạo do gia đình ông tạo nên và duy trì cho đến này hôm nay.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Triều Tiên bắn 130 quả đạn pháo khi diễn tập trên Hoàng Hải Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết quân đội Triều Tiên ngày 13/5 đã sử dụng đạn pháo trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tại khu vực ranh giới trên biển giữa hai miền ở Hoàng Hải. Binh lính Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong. Ảnh minh họa. Nguồn tin trên cho biết cuộc diễn tập này bắt đầu...