Myanmar muốn mua và sản xuất tiêm kích JF-17 Trung Quốc
Không quân Myanmar đang muốn mua mẫu tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.
Theo tờ Wantchinatimes đưa tin hôm 16/6 cho hay, lực lượng Không quân Myanmar sẽ là khách hàng tiếp theo sau Pakistan, mua các máy bay chiến đấu phản lực đa năng JF-17 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô của Trung Quốc chế tạo.
Hiện tại, Không quân Myanmar có khoảng 23.000 binh sĩ (gồm phi công và đơn vị bảo đảm kĩ thuật) với 10 căn cứ lớn được phân bố trên khắp đất nước. Về mặt trang bị, nước này sở hữu 32 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29B cùng với một số lượng nhất định MiG-29SE do Nga sản xuất và 25 tiêm kích J-7M của Trung Quốc, 21 chiếc cường kích Q-5 cũng do Trung Quốc chế tạo và 16 máy bay huấn luyện các loại.
Myanmar cũng sở hữu 9 trực thăng tấn công đa năng Mi-35 và hơn 90 máy bay trực thăng vận tải các loại. Có một đặc điểm dễ nhận thấy rằng Không quân Myanmar sở hữu một số lượng lớn các máy chiến đấu do Trung Quốc chế tạo.
Tiêm kích đa năng giá cực rẻ JF-17.
Được biết, ngoài việc mua mới các máy bay JF-17, Không quân Myanmar còn tìm cách mua lại giấy phép sản xuất dòng máy bay này từ Trung Quốc hoặc Pakistan để sản xuất trong nước.
JF-17 là mẫu máy bay chiến đấu liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô với Tổ hợp hàng không Pakistan. JF-17 có khả năng mang các tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới tầm xa như PL-5EII, PL-9C và PL-12; tên lửa không đối đất và cả tên lửa chống hạm – điều này sẽ giúp Không quân Myanmar tăng cường khả năng tác chiến trên biển.
Tuy do Trung Quốc và Pakistan chế tạo nhưng JF-17 vẫn có thể tương thích với các hệ thống chiến đấu của Châu Âu. Hiện nay trên thế giới chỉ có Không quân Pakistan đang sử dụng JF-17 trong biên chế của mình (khoảng 54 chiếc).
Với giá thành thấp cùng với chính sách xuất khẩu khá dễ dàng, JF-17 trở thành một trong những mặt hàng vũ khí xuất khẩu chính của Trung Quốc đối với các quốc gia đang phát triển không thể chi nhiều cho việc mua sắm các máy bay chiến đấu đắt tiền của Châu Âu hay của Nga.
Video đang HOT
Theo Kiến Thức
Thế giới 24h: Nóng vùng trời Hoa Đông
Máy bay Trung Quốc lại bị tố bay sát máy bay Nhật Bản trên vùng trời biển Hoa Đông; Nhật và Australia khai mạc hội nghị an ninh cấp cao... là các tin nóng.
Nổi bật
Theo Kyodo, hôm 11/6, hai chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay áp sát một cách bất thường hai máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên vùng trời biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói, bộ này đã thông qua những kênh ngoại giao gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ việc trên.
Trước đó, hôm 24/5, một vụ việc tương tự cũng xảy ra khi hai chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc bám sát và tiếp cận từ đằng sau máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với khoảng cách từng chiếc một là 50m và 30m. Phi cơ Trung Quốc không bắn súng cảnh cáo và cũng không phát sóng vô tuyến khi xuất kích khẩn cấp.
Máy bay Trung Quốc bay qua bầu trời vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. (Ảnh: News)
Điều đáng chú ý trong trường hợp này, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hai chiếc máy bay chiến đấu Su-27 của quân đội Trung Quốc có mang theo loại tên lửa không đối không khi thực hiện cú tiếp cận bất thường đối với máy bay của Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản (ASDF) trên vùng trời của biển Hoa Đông.
Phát biểu một ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chỉ trích rằng, "đây là hành động tiếp cận không bình thường, một hành vi nguy hiểm dễ phát sinh sự cố ngẫu nhiên". Theo ông, hoạt động của Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản là một trong những "nhiệm vụ giám sát được thực hiện thường xuyên".
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết thêm là, vị trí xảy ra sự cố tiếp cận máy bay giữa hai bên Nhật - Trung xảy ra ở "địa điểm hoàn toàn khác với vùng biển và vùng trời được xác định trong cuộc tập trận hải quân chung Nga - Trung". Tokyo đã thông báo với Bắc Kinh về những sự việc này thông qua các kênh ngoại giao.
Tin vắn
Một chiến đấu cơ phản lực Mirage 2000D của Pháp được sử dụng để tuần tra trên bầu trời Mali đã bị rơi tại nước láng giềng Niger, do một trục trặc kỹ thuật.
Hạ viện Tây Ban Nha ngày 11/6 đã thông qua bản dự luật kế vị, theo đó cho phép Vua Juan Carlos thoái vị và nhường ngôi lại cho Thái tử Felipe de Borbon.
Thủ tướng Anh David Cameron cáo buộc Nga đang cung cấp cho phần tử ly khai tại đông Ukraina nhiều vũ khí tinh vi, như các tên lửa đất đối không vác vai.
Phiến quân Hồi giáo đã chiếm tòa lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Mosul thuộc tỉnh Nineveh, miền bắc Iraq, bắt cóc lãnh sự, cùng 24 nhân viên cơ quan ngoại giao này.
Khoảng 500.000 người dân buộc phải tháo chạy khỏi thành phố Mosul, Iraq, sau khi các phiến quân Hồi giáo tấn công, giành quyền kiểm soát thành phố này.
Tập đoàn khí đốt của Nga Gazprom thông báo cho Ukraina thêm một tuần thanh toán nợ tiền khí đốt, nhưng không kèm đe dọa cắt nguồn cung mặt hàng này.
Một báo cáo của Ukraina đưa ra ngày 11/6 cho thấy, 210 người đã chết từ khi chính quyền Kiev tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại miền đông Ukraina.
Nhật Bản và Australia ngày 11/6 đã khai mạc hội nghị an ninh cấp cao tại thủ đô Tokyo, thảo luận các kế hoạch cùng phát triển công nghệ tàu ngầm tàng hình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran ngày 11/6 cho biết, nước này đã bắt đầu đàm phán riêng rẽ, tập trung vào vấn đề hạt nhân với các thành viên Nhóm P5 1.
Sáng 11/6, hàng nghìn cảnh sát Hàn Quốc đã tập kích một nhà thờ trong nỗ lực tìm bắt vị tỷ phú bị truy nã liên quan đến thảm họa chìm phà Sewol hồi tháng 4.
Phát ngôn
Ngoại trưởng Nga nói Nga sẽ không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào với Ukraina, nếu nước này định ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu.
"Nga không ngăn cấm bất cứ ai hợp tác với những tổ chức quốc tế như vậy trong lĩnh vực hợp tác kinh tế", Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov, cho biết.
Tin ảnh
Chỉ trong một đêm, một rừng lều bạt đã mọc lên trên một khu đất trống cách sân vận động World Cup chưa đầy 4km. (Ảnh: CNN)
Hàng nghìn hộ gia đình tập trung ở đây với dự định tận dụng sự kiện thể thao này như một diễn đàn, đòi Chính phủ Brazil cung cấp nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Kỷ niệm
Ngày 12/6/1968, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và kêu gọi các nước phê chuẩn hiệp ước này.
Thanh Vân
Theo_VietNamNet
Nhật xây căn cứ radar gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Nhật Bản sẽ đưa 100 binh sĩ và radar tới một hòn đảo ở cực tây nước này, trong một động thái có thể khiến Trung Quốc nổi giận, giữa lúc quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á lạnh nhạt vì một quần đảo gần đó mà 2 nước đều tuyên bố chủ quyền. Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu...