Myanmar mời phương Tây giám sát cuộc tổng tuyển cử
Một thành viên cấp cao của Chính phủ Myanmar cho biết nước này sẽ mời các quan sát viên của Trung tâm Carter (có trụ sở ở Mỹ) và Liên minh châu Âu (EU) tham gia giám sát cuộc tổng tuyển cử cuối năm nay, theo Reuters ngày 24.3.
Myanmar sẽ mời phương Tây giám sát cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2015 – Ảnh: Reuters
Phát biểu tại một diễn đàn ngày 23.3, ông Soe Thein, một bộ trưởng cấp cao trong Văn phòng Tổng thống của Myanmar cho biết: “Chúng tôi sẽ cho phép Trung tâm Carter và EU giám sát cuộc tổng tuyển cử sắp tới một cách độc lập nhằm đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra tự do và công bằng”, theo Reuters.
Cuộc tổng tuyển cử lần gần đây nhất ở Myanmar là vào năm 2010. Lúc đó, các quan sát viên nước ngoài không được phép tham gia giám sát cuộc bầu cử chính phủ dân sự đầu tiên sau nửa thế kỷ giới quân sự nắm quyền ở nước này. Sau đó, trong cuộc bầu cử bổ sung năm 2012, Myanmar đã mời các quan sát viên đến từ các nước Đông Nam Á tham gia giám sát.
Theo Reuters, đây sẽ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên mà Myanmar mời phương Tây giám sát. Hãng tin này cho biết, trước năm 2010, có một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1990, lúc này giới quân sự không cho phép quan sát viên nước ngoài tham gia, còn trước đó trong cuộc bầu cử năm 1960 thì không rõ có sự hiện diện của các quan sát viên nước ngoài hay không.
Cuộc tổng tuyển cử lần này của Myanmar được dư luận rất quan tâm. Mỹ coi cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2015 của Myanmar là một dấu mốc quan trọng, là cơ hội để Myanmar khẳng định cam kết về cải cách chính trị của mình đối với thế giới. Cuối năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng kêu gọi Myanmar tổ chức bầu cử một cách “tự do, công bằng và toàn diện”.
Ngọc Mai
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Bầu cử Israel: Chiến thắng nhọc nhằn của Thủ tướng Netanyahu
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa tuyên bố Đảng Likud của ông đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 17/3.
Tuy nhiên, đối thủ chính của ông là các lãnh đạo Liên minh Do Thái phục quốc (ZU) đã ngay lập tức bác bỏ chiến thắng này.
Thủ tướng Israel Netanyahu giành ưu thế sít sao trong cuộc bầu cử Quốc hội (Ảnh AP)
Kể từ cuộc bầu cử đầu tiên năm 1949 đến nay, chưa một đảng phái đơn lẻ nào ở Israel giành đủ đa số phiếu để thành lập chính phủ, do đó, tiến trình đàm phán liên minh sắp tới có thể trở thành giai đoạn mang tính quyết định.
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này ở Israel là 72%. Kết quả thăm dò dư luận ngay tại các điểm bầu cử cho thấy, về tổng thể, khối cánh hữu và tôn giáo giành được 54 ghế và khối khuynh tả giành được 43 ghế.
Theo kênh 10 và kênh 1 của Israel, Liên minh Do Thái theo đường lối trung tả và đảng cánh hữu Likud cùng giành được 27 ghế trong Quốc hội 120 ghế. Trong khi đó, kênh 2 của Israel cho rằng, Đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu chiến thắng sít sao với 28 ghế. Các đảng sẽ có tối đa 42 ngày để đàm phán thành lập liên minh.
Với kết quả bằng nhau hay chênh lệch không nhiều, có thể nói Thủ tướng Netanyahu và lãnh đạo Liên minh Do Thái Isaac Herzog đều có cơ hội lên nắm quyền.
Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu được cho là có nhiều thuận lợi hơn trên con đường thành lập liên minh khi có sẵn các đồng minh truyền thống là các đảng tôn giáo và các đảng cánh hữu.
Ngoài ra còn có đảng ôn hòa mới lên có tên Kulanu của cựu thành viên đảng Likud Moshe Kahlo nhưng đảng này đã không loại trừ khả năng hợp tác với đối thủ của ông Netanyahu là Liên minh Do Thái.
Đồng lãnh đạo Liên minh Do Thái, ông Herzog và cựu Ngoại trưởng Tzipi Livni cho rằng, cục diện chính trường Israel vẫn chưa ngã ngũ. Ông Herzog đã tiếp xúc với một số lãnh đạo các đảng khác để thúc đẩy mở rộng liên minh của mình và rất có thể sẽ bắt tay với khối Arab vốn tuyên bố sẽ ủng hộ Liên minh Do Thái từ trước cuộc tổng tuyển cử lần này.
Theo thăm dò dư luận ngay tại các điểm bỏ phiếu, khối Liên minh Arab gồm 4 đảng có thể giữ vững vị trí thứ ba sau Đảng Likud và Liên minh Do Thái.
Lãnh đạo Liên minh Arab Aymen Odeh tuyên bố: "Lá phiếu ủng hộ dành cho chúng tôi đã tăng nhiều hơn bất cứ lần bầu cử nào trong vòng 15 năm trở lại đây. Chúng tôi là một sự bất ngờ của cuộc bầu cử lần này khi chiếm số ghế nhiều thứ ba tại Quốc hội. Chúng tôi sẽ ngăn chặn các đảng cánh hữu thành lập chính phủ".
Sự trỗi dậy của khối Arab có thể là tín hiệu khả quan cho tiến trình hòa bình Trung Đông đang trì trệ. Liên minh Do Thái của ông Herzog và bà Livni cũng đã tuyên bố sẽ ủng hộ việc nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông do Mỹ làm trung gian.
Trong lịch sử, chính các nghị sỹ Arab đã thúc đẩy cố Thủ tướng Yitzhak Rabin ký Hiệp định hòa bình với Palextin năm 1993 ở Oslo, Nauy. Mặc dù vậy, Trưởng đoàn đàm phán hòa bình Palestine Saeb Erekat tỏ ra không mấy lạc quan và dự đoán rằng Thủ tướng Netanyahu sẽ tiếp tục nắm quyền.
"Theo tôi ông Netanyahu sẽ giành được quyền thành lập chính phủ mới. Ông ấy đã nói nếu tiếp tục là Thủ tướng, ông ấy sẽ không chấp nhận Nhà nước Palestine và tiếp tục các hoạt động định cư người Do Thái. Tôi cho rằng ông ấy không nói ra điều đó chỉ vì chiến dịch tranh cử mà thật sự muốn như vậy. Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Netanyahu không làm điều bất cứ điều gì khác ngoài việc phá hủy giải pháp 2 nhà nước", ông Erekat nói.
Thủ tướng Netanyahu cáo buộc các đảng cánh tả muốn lật đổ ông bằng cách lợi dụng các cử tri Arập thường có cảm giác họ bị coi là "công dân hạng hai" ở Israel. Ông Netanyahu đã dốc toàn lực cho lần bầu cử này khi đảo ngược chính sách ngay trước ngày bầu cử với tuyên bố sẽ không bao giờ chấp nhận giải Nhà nước Palestine, đồng thời cam kết sẽ xây dựng thêm những ngôi nhà định cư cho người Do Thái.
Những lời hứa này, nếu trở thành hiện thực khi ông Netanyahu tiếp tục nắm quyền, sẽ đẩy Israel ngày càng xa các đồng minh Mỹ và Liên minh châu Âu vốn tin rằng chỉ có thể đạt được hòa bình Trung Đông thông qua giải pháp 2 nhà nước.
Lãnh đạo Liên minh Do Thái đối lập cáo buộc Thủ tướng Netanyahu thổi phồng nỗi sợ đối với người Palestine và chương trình hạt nhân của Iran để đánh lạc hướng cử tri khỏi những mối quan tâm trong nước như giá cả sinh hoạt cao và những vấn đề xã hội khác. Thủ tướng Netanyahu cũng tập trung vào mối đe dọa mà ông cho là từ chương trình hạt nhân của Iran và phiến quân Hồi giáo nhưng nhiều cử tri Israel cũng đã tỏ ra mệt mỏi với thông điệp này nên quay sang ủng hộ chiến dịch tranh cử của các đảng cánh tả xoay quanh những vấn đề sát sườn với họ hơn như kinh tế, xã hội.
Cuộc tổng tuyển cử lần này dường như đã biến thành một cuộc trưng cầu ý dân về Thủ tướng Netanyahu, người đã lãnh đạo Israel suốt 9 năm qua. Nếu ông Netanyahu thật sự chiến thắng thì đó cũng là một chiến thắng nhọc nhằn, báo hiệu sự cần thiết phải thay đổi chương trình nghị sự cho Israel, từ vấn đề kinh tế xã hội trong nước cho đến hòa bình với Palestine và đàm phán hạt nhân Iran./.
Diệu Hương Tổng hợp
Theo_VOV
Chủ trang Wikipedia tố cơ quan An ninh quốc gia Mỹ bí mật theo dõi Tập đoàn Wikimedia Foundation, chủ của trang bách khoa toàn thư Wikipedia, đã tố cáo cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xâm phạm quyền bảo mật. Thay mặt tổ chức Wikimedia Foundation, Hiệp hội Đặc quyền Dân sự Mỹ (ACLU) đã trình đơn kiện lên tòa án tối cao nhằm tố cáo hành động giám sát...