Myanmar ký cam kết chấm dứt sử dụng lính trẻ em
Trung tâm thông tin của Liên hợp quốc tại Yangon (Myanmar) cho biết sau nhiều năm đàm phán, Chính phủ Myanmar và Liên hợp quốc ngày 27/6 đã ký một kế hoạch hành động về việc chấm dứt sử dụng trẻ em trong các lực lượng vũ trang nước này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Kế hoạch trên được các đại diện hai bên ký kết ở thủ đô Naypyitaw với sự chứng kiến của đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang, Radhika Coomaraswamy.
Kế hoạch đề ra những việc làm cụ thể để bảo đảm các binh sỹ trẻ em rời khỏi các lực lượng vũ trang ở Myanmar và ngăn cấm tuyển dụng trẻ em tham gia lực lượng vũ trang.
Video đang HOT
Đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Ramesh Shrestha, đã hoan nghênh việc ký kết chương trình nêu trên, đồng thời nhấn mạnh “giờ đây bắt đầu công việc quan trọng nhất là đảm bảo trẻ em rời khỏi các lực lượng vũ trang Myanmar càng sớm càng tốt, trở về với gia đình và cộng đồng, được hỗ trợ để bảo đảm cuộc sống và được học tập.”
Việc đàm phán về chương trình hành động nêu trên được tiến hành theo Nghị quyết 1612 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó năm 2005 thành lập một cơ chế giám sát và báo cáo do Liên hợp quốc chỉ đạo nhằm tường trình về tình hình xung đột vũ trang ở Myanmar liên quan đến binh sỹ trẻ em.
Báo cáo thường niên mới đây nhất gửi lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tường trình việc tám phe phái ở Myanmar có các hoạt động tuyển mộ và sử dụng trẻ em vào mục đích quân sự trong nhiều năm qua, trong đó hầu hết là các lực lượng phiến quân thuộc các sắc tộc thiểu số đấu tranh đòi quyền tự trị lớn hơn hoặc độc lập.
Liên hợp quốc cho rằng các chương trình giải ngũ và tái hội nhập cộng đồng đối với lính trẻ em là nhân tố quan trọng bảo đảm nền hòa bình lâu dài và an ninh của Myanmar. UNICEF xác định “lính trẻ em” là trẻ dưới 18 tuổi tham gia bất cứ lực lượng vũ trang chính quy hay không chính quy hoặc nhóm vũ trang dưới bất kỳ hình thức nào, bất kể có cầm vũ khí hay không./.
Theo TTXVN
Bệnh không lây nhiễm gia tăng ở mức báo động
Ngày 19/6/2012, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Hội thảo Tăng cường năng lực phòng chống bệnh không lây nhiễm trong lĩnh vực y tế dự phòng.
Các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãm tính) được coi là bệnh dịch gây ra những tác động trầm trọng và rộng lớn về kinh tế, xã hội và chính trị thông qua việc làm tăng chi phí y tế và giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh không lây nhiễm gây tổn thất 2-5% GDP của mỗi nước.
Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm, giống như các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm ở nước ta đang giảm nhiều, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm lại gia tăng ở mức báo động. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm đã vượt quá gánh nặng do bệnh lây nhiễm.
Số liệu nghiên cứu năm 2008 cho thấy, gánh nặng của bệnh không lây nhiễm chiếm 71% tổng gánh nặng bệnh tật, cao gấp 6 lần so với gánh nặng bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng, bệnh lý bà mẹ- trẻ em. Tại nhiều bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm tăng nhanh trong những năm gần đây. Tại bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm cũng đang tăng nhanh.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do vấn đề về kinh tế xã hội (toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa, các yếu tố kinh tế - xã hội) và nguy cơ hành vi (hút thuốc, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động, lạm dụng rượu bia).
Trước thực trạng trên, các tham luận tại hội thảo cho rằng kế hoạch hành động dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012 - 2020 tại Việt Nam cần tập trung tăng cường phòng chống các yếu tố nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm, chú trọng đến giải pháp liên ngành và sự tham gia của toàn xã hội kiện toàn mạng lưới y tế dự phòng làm nền tảng triển khai hiệu quả các hoạt động của kế hoạch hành động, nhất là hoạt động quản lý và dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng thiết lập hệ thống giám sát quốc gia bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng...
Đặc biệt chú trọng giảm thiểu sự phát triển bệnh không lây nhiễm thông qua thúc đẩy hành động liên ngành trong xây dựng và thực thi chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh gồm: hút thuốc, lạm dụng rược bia, chế độ ăn bất hợp lý và thiếu hoạt động thể lực tăng cường hiệu quả các hoạt động phát hiện sớm và quản lý dự phòng cho người có tình trạng tiền bệnh, người nguy cơ cao và mắc bệnh không lây nhiễm trong giai đoạn ổn định tại cộng đồng...
Tại đây, đại diện của WHO cho biết, trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong và tàn tật hàng đầu. Trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008, có 36 triệu trường hợp tử vong là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%) và chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh đã trở lên phổ biến ở người trẻ tuổi.
Trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu. Trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008, có 36 triệu trường hợp tử vong là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%) và chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh đã trở lên phổ biến ở người trẻ tuổi. Theo WHO, trong tổng số người tử vong do bệnh không lây nhiễm thì tử vong trước 70 tuổi chiếm tới 44% và trước 25 tuổi chiếm tới 25%.
Theo vietbao
Đoàn binh lính trẻ em ở Bờ biển Ngà Cả một đơn vị lính trẻ em (độ tuổi trên dưới 14) được thành lập để tham gia các cuộc tấn công dọc biên giới Liberia, phía Tây Bờ biển Ngà. Lực lượng trung thành với cựu Tổng thống thất thế Laurent Gbagbo đang chiêu mộ thêm nhiều bé trai độ tuổi từ 14 đến 17 ở Liberia để huấn luyện, tham gia...