Myanmar kết án tù 28 người đốt nhà máy Trung Quốc
Tòa án quân sự Myanmar kết án tù 28 người liên quan vụ đốt phá hai nhà máy của Trung Quốc hồi tháng 3.
Các nghi phạm tham gia tấn công nhà máy giày Myanmar Rong Wei New và nhà máy may Yuan Hong bị kết án tới 20 năm tù, theo phán quyết hôm 24/5 của một tòa án quân sự Myanmar. 19 người trong số này đang lẩn trốn, truyền thông Myanmar đưa tin ngày 27/5.
Người biểu tình ở thành phố Yangon, trung tâm thương mại của Myanmar, bị cáo buộc phóng hỏa hàng chục nhà máy dệt may do Trung Quốc đầu tư hồi tháng 3, gây thiệt hại khoảng 37 triệu USD.
Bắc Kinh khi đó cho biết hai nhân viên bị thương trong các vụ đốt phá và yêu cầu Myanmar “ngay lập tức” bảo vệ công dân cùng tài sản của các công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Hiện trường vụ phóng hỏa một nhà máy dệt may của Trung Quốc tại khu công nghiệp Hlaing Tharyar ở thành phố Yangon, Myanmar hồi tháng 3. Ảnh: AFP .
Tài khoản Twitter của các nhóm đối lập ở Myanmar cáo buộc quân đội nước này tấn công các nhà máy nhằm “biện minh” cho một đợt trấn áp biểu tình khiến hàng chục người thiệt mạng. Tuy nhiên, các nhóm đối lập chưa đưa ra bằng chứng cho tuyên bố trên.
Biểu tình bùng phát tại nhiều địa phương Myanmar sau khi quân đội nước này bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực vào tháng 2. Một nhóm giám sát địa phương cho biết hơn 800 người thiệt mạng khi an ninh Myanmar đẩy lùi các cuộc biểu tình. Chính quyền quân sự Myanmar phủ nhận con số này.
Cố vấn Suu Kyi ngày 24/5 lần đầu trực tiếp hầu tòa sau vài lần dự phiên xử trực tuyến. Luật sư Min Min Soe, đại diện cho Cố vấn Suu Kyi, cho biết thân chủ của ông “chúc người dân luôn mạnh khỏe” và khẳng định đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) sẽ tiếp tục tồn tại cùng nhân dân.
Chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố sẽ ổn định đất nước, song căng thẳng tại quốc gia Đông Nam Á chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn và giao tranh giữa quân chính phủ với các nhóm phiến quân nổ ra ở một số địa phương.
Myanmar bắt biên tập viên người Mỹ Nhật vẫn công nhận hai nhà ngoại giao Myanmar sa thải Myanmar đình chỉ hơn 125.000 giáo viên Thống tướng Myanmar nói bà Suu Kyi vẫn khỏe Myanmar giải tán đảng của bà Suu Kyi
Các lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar muốn họp ASEAN
Một nhóm các nhà lập pháp từ đảng bị lật đổ của Suu Kyi kêu gọi lãnh đạo Đông Nam Á mời tham gia đàm phán giải quyết khủng hoảng.
Moe Zaw Oo, người nhận là thứ trưởng ngoại giao của "chính phủ đoàn kết dân tộc" (NUG), cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không liên hệ với họ. NUG thành lập hôm 16/4 bởi các nhà lập pháp bị lật đổ chủ yếu xuất thân từ đảng của Cố vấn Quốc gia Aung San Suu Kyi, cũng như một số chính trị gia các nhóm dân tộc thiểu số.
"Nếu ASEAN muốn giúp đỡ giải quyết tình hình Myanmar, họ sẽ không thể đạt được bất kỳ điều gì nếu không tham vấn và đàm phán với NUG, tổ chức được nhân dân ủng hộ và mang tính hợp pháp đầy đủ", ông nói hôm nay.
Moe Zaw Oo kêu gọi quốc tế công nhận NUG, đề nghị ASEAN mời họ dự họp. "Điều quan trọng là không được công nhận chính quyền quân sự này. Cần xử lý cẩn thận", ông bày tỏ.
Người dân bày tỏ ủng hộ NUG tại Yangon hôm nay. Ảnh: Reuters
Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, dự kiến tham gia hội nghị cấp cao ASEAN về tình hình Myanmar tại Jakarta tuần tới. Đây sẽ là lần đầu tiên Min Aung Hlaing tham dự một sự kiện chính thức ở nước ngoài kể từ khi quân đội do ông chỉ huy tiến hành lật đổ chính quyền dân sự và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng 2.
Việc ông Min Aung Hlaing tới cuộc họp của 10 quốc gia Đông Nam Á vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động Myanmar, những người kêu gọi giới lãnh đạo nước ngoài không công nhận chính quyền quân sự.
Myanmar rơi vào hỗn loạn từ sau cuộc đảo chính. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra khắp đất nước hôm nay, khi người biểu tình tập trung ở Mandalay, Meiktila, Magway và Myingyan, thể hiện sự ủng hộ với NUG.
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính và bắt bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Lực lượng quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Theo một nhóm quan sát địa phương, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 720 người đã thiệt mạng và khoảng 3.100 người bị bắt. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
An ninh Myanmar bắt nam người mẫu Lực lượng an ninh Myanmar hôm nay bắt Paing Takhon, một người mẫu kiêm diễn viên nổi tiếng, vì công khai phản đối cuộc đảo chính của quân đội. Takhon, 24 tuổi, là một trong những người nổi tiếng bị bắt trong những ngày gần đây ở Myanmar. Anh liên tục lên án hành động đảo chính của quân đội Myanmar, đồng thời...