Myanmar kết án nhà báo Mỹ 11 năm tù
Tòa quân sự Myanmar kết án nhà báo Mỹ Danny Fenster 11 năm tù với tội danh thông đồng phạm pháp, kích động chống quân đội và vi phạm quy định visa.
Bản án dành cho nhà báo Mỹ Danny Fenster, 37 tuổi, hôm nay được luật sư Than Zaw Aung của anh công bố với báo giới. Aung cho biết thân chủ chưa quyết định có kháng cáo hay không.
Fenster, từng làm cho trang tin tức địa phương Frontier Myanmar trong khoảng một năm, bị quân đội Myanmar bắt hồi tháng 5 khi cố rời khỏi nước này để về Mỹ gặp gia đình. Anh sau đó bị giam tại nhà tù Insein ở Yangon. Nhà báo Mỹ cũng phải đối mặt với cáo buộc xúi giục nổi loạn và khủng bố, có thể dẫn đến án tù chung thân.
“Mọi người ở Frontier đều thất vọng trước bản án này. Chúng tôi chỉ mong Danny sớm được trả tự do và có thể về với gia đình”, tờ Frontier Myanmar ra tuyên bố.
Nhà báo Mỹ Danny Fenster. Ảnh: AFP.
Cố vấn cấp cao Richard Horsey của một nhóm hoạt động ở Myanmar mô tả bản án với nhà báo Fenster là “thái quá”, thêm rằng các nhà ngoại giao Mỹ đang nỗ lực làm việc để trả tự do cho anh. Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Kể từ khi nổ ra đảo chính quân sự hồi tháng hai, Myanmar chìm trong hỗn loạn với các cuộc biểu tình. Một nhóm quan sát địa phương cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã giết hơn 1.200 người.
Báo chí Myanmar cũng bị siết chặt kiểm soát, một số hãng tin địa phương bị thu hồi giấy phép. Theo nhóm quan sát Reporting ASEAN, hơn 100 nhà báo đã bị bắt hậu đảo chính, trong đó 31 người vẫn bị giam.
Phe đối lập Myanmar kêu gọi nổi dậy trên cả nước
Phe đối lập tại Myanmar đã kêu gọi toàn quốc đứng lên chống lại chính quyền quân sự trong khi phía quân đội Myanmar tuyên bố cuộc nổi dậy sẽ bị dập tắt.
Người biểu tình tại Yangon hồi tháng 3 . Ảnh REUTERS
Từ sau khi chính biến nổ ra hồi đầu tháng 2 tại Myanmar, các thành viên chính quyền cũ đã thành lập chính quyền song song gọi là "Chính phủ thống nhất quốc gia" (NUG). Quyền chủ tịch NUG Duwa Lashi La ngày 7.9 phát động "cuộc chiến tranh phòng vệ nhân dân" để chống lại chính quyền quân sự, theo Reuters.
Trong bài phát biểu, ông Duwa Lashi La yêu cầu các quan chức do quân đội bổ nhiệm nên từ chức ngay lập tức, kêu gọi thành viên các lực lượng an ninh tham gia phe đối lập và các nhóm thiểu số ở biên giới để chống lại quân đội. "Chúng ta phải khởi động cuộc nổi dậy toàn quốc tại mỗi ngôi làng, thị trấn và trên cả nước cùng lúc", ông Duwa Lashi La nhấn mạnh.
Đáp lại, người phát ngôn quân đội Myanmar Zaw Min Tun cùng ngày cáo buộc NUG đang tìm cách gây bất ổn đất nước, cản trở chương trình tiêm chủng chống đại dịch Covid-19.
Nhóm vũ trang Myanmar bị tố sát hại nhiều công nhân xây dựng, đào tạo "khủng bố"
Ông Zaw Min Tun nói rằng NUG đang muốn thu hút sự chú ý và sự công nhận của cộng đồng quốc tế trước kỳ họp trong tháng 9 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, người phát ngôn quân đội tuyên bố nỗ lực của NUG sẽ không thành công.
Bài phát biểu của ông Lashi La được cho là nhằm mục đích kêu gọi sự hợp tác giữa các nhóm dân quân vũ trang và lực lượng dân tộc sau nhiều tháng xung đột với quân đội.
Hồi tháng 8, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đảm nhiệm chức thủ tướng trong chính quyền mới và cam kết sẽ tổ chức bầu cử trong 2 năm tới. Chính quyền cũng đã tuyên bố NUG và lực lượng vũ trang của tổ chức này là tổ chức bất hợp pháp.
Tuyên bố của NUG ngày 7.9 làm dấy lên lo ngại xung đột và khiến người dân ở thành phố Yangon đổ xô đi siêu thị mua đồ thiết yếu dự trữ. Cùng ngày, các vụ xung đột được cho là diễn ra giữa quân đội Myanmar và các tổ chức vũ trang đối lập ở biên giới trong khi biểu tình nổ ra tại một số vùng.
Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023. "Chúng tôi sẽ hoàn tất các điều khoản của tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023. Tôi cam kết tổ chức thành công các cuộc bầu cử", lãnh đạo chính quyền quân sự...