Myanmar dùng bao nhiêu vũ khí Trung Quốc?
Trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar được coi là quốc gia dùng nhiều vũ khí nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Do lệnh cấm vận kéo dài từ Mỹ và phương Tây, trong suốt nhiều năm Myanmar chủ yếu mua vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, không lạ gì khi quốc gia này được xem là nước dùng vũ khí Trung Quốc nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á. “Vũ khí made in China” xuất hiện chiếm số lượng lớn ở các lực lượng lục quân, không quân và hải quân.
Đóng vai trò chủ lực trong lực lượng xe tăng của Lục quân Myanmar hầu hết do Trung Quốc sản xuất gồm các loại như: Type 69-II (80 chiếc); Type 59D (160 chiếc); Type 80 (200 chiếc); Type 62 (105 chiếc); Type 63 (50 chiếc).
Trong ảnh là đơn vị xe tăng chiến đấu Type 59D của Lục quân Myanmar. Loại xe tăng này do Trung Quốc sản xuất theo công nghệ T-54/55 của Liên Xô và đã trải qua hiện đại hóa thay pháo chính và trang bị thêm giáp phản ứng nổ.
Một số nguồn tin còn cho rằng, Myanmar có trong biên chế dòng xe tăng chiến đấu tiên tiến MBT-2000 do Trung Quốc hợp tác với Pakistan sản xuất. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Trong ảnh là một loại xe tăng hạng nhẹ Type 63 do Trung Quốc sản xuất trang bị cho Quân đội Myanmar khai hỏa. Loại xe tăng này được Trung Quốc sao chép công nghệ từ PT-76 của Liên Xô với thay đổi chính là dùng pháo cỡ 85mm thay vì loại 76,2mm.
Lực lượng xe bọc thép chiến đấu – chở quân của Myanmar không dùng nhiều “hàng Trung Quốc”. Nhưng nó cũng chiếm khoảng vài trăm chiếc chủ yếu thuộc 2 loại: xe bọc thép chiến đấu Type 90 và Type 85. Ảnh minh họa
Lực lượng pháo binh Myanmar cũng dùng nhiều pháo Trung Quốc với số lượng lên tới hàng trăm khẩu (pháo phản lực, pháo tự hành, pháo xe kéo). Trong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Type 81 do Trung Quốc sản xuất trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Quân đội Myanmar.
Pháo tự hành SH-1 155mm (Trung Quốc sản xuất) xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar.
Pháo tự hành diệt tăng PTL-02 (Trung Quốc sản xuất) trong cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar. PTL-02 dùng pháo cỡ nòng 100mm tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng.
Tuy chiếm số lượng không lớn, nhưng các máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất đều đóng vai trò quan trọng trong Không quân Myanmar. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn F-7M Airguar do Tập đoàn Hàng không Thành Đô sản xuất. Đây được xem là một trong 2 tiêm kích đánh chặn chủ lực của Myanmar, số lượng chừng 25 chiếc.
Máy bay cường kích chủ lực của Không quân Myanmar A-5C do công ty Nanchang (Trung Quốc) sản xuất. A-5C có khả năng mang 2 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm: tên lửa không đối không, bom và rocket.
Ngoài A-5C, Myanmar còn có 12 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu/cường kích hạng nhẹ K-8 do Tập đoàn Hồng Du sản xuất.
Không quân vận tải Myanmar cũng có sự góp mặt của 4 chiếc vận tải cơ hạng trung Y-8 do Công ty Hàng không Sơn Tây (Trung Quốc sản xuất). Y-8 có khả năng chở 90 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.
Về lực lượng hải quân, gần đây Myanmar đã mua lại của Trung Quốc 2 khinh hạm lớp Giang Hồ. Đó là chưa kể, hầu hết các loại tàu chiến của nước này đều dùng các hệ thống pháo, tên lửa chống tàu do Trung Quốc sản xuất.
Theo Kiến Thức
The Diplomat: Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Myanmar
Cuộc giao tranh ở vùng Đông Bắc Myanmar giữa quân chính phủ với lực lượng phiến quân đòi tự trị, ly khai đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc.
The Diplomat ngày 15/3 bình luận, tuyên bố của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc Bắc Kinh "sẽ có biện pháp" nếu quân đội Myanmar tiếp tục để xảy ra sự cố bom rơi đạn lạc làm chết người trên lãnh thổ Trung Quốc như hôm 13/3 vừa qua là rất đáng chú ý.
Điều này cho thấy quân đội Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Myanmar, một quốc gia vốn có quan hệ khá chặt chẽ với Bắc Kinh trong thập kỷ qua. Phạm Trường Long kêu gọi chính phủ Myanmar điều tra triệt để vụ việc và bồi thường cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng hôm 13/3.
Ông Long cũng lưu ý rằng chiến đấu cơ Trung Quốc cũng đã được điều động đến biên giới với Myanmar để "theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi" máy bay quân sự Myanmar xâm nhập biên giới.
Cuộc giao tranh ở vùng Đông Bắc Myanmar giữa quân chính phủ với lực lượng phiến quân đòi tự trị, ly khai đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Tuần trước hơn 30 ngàn dân Myanmar gốc Hán đã tràn qua biên giới sang Vân Nam lánh nạn.
Chính phủ Myanmar cáo buộc Trung Quốc cung cấp tình báo và bí mật hỗ trợ vật chất cho lực lượng phiến quân người Hán ở Kokang trong khi Bắc Kinh kịch liệt bác bỏ điều này. Gần đây một viên Thiếu tướng Trung Quốc bị bắt vì cáo buộc đã tiết lộ bí mật quân sự cho phiến quân ở Kokang.
Biên tập viên của The Diplomat, Ankit Panda cho biết, cuộc chiến ở Myanmar sẽ là thử nghiệm nghiêm trọng nhất đối với chính sách không can thiệp của Bắc Kinh trong một thời gian dài. Bắc Kinh hoàn toàn có thể biện minh cho cái gọi là "hành động quân sự tự vệ" một khi người Trung Quốc tiếp tục thương vong do cuộc chiến tại Myanmar.
Cái chết của 4 người Trung Quốc khó có thể khuấy động một hành động quân sự ngay lập tức nếu Trung Quốc muốn duy trì ảnh hưởng như một siêu cường đang lên. Tuy nhiên Bắc Kinh cần phải chuẩn bị hành động khi cần thiết.
Nhìn chung phát biểu của Phạm Trường Long có khả năng nhằm xoa dịu dư luận trong nước bằng ngôn ngữ mạnh mẽ từ chính phủ. Nhưng nếu một kịch bản tương tự như vừa rồi xảy ra lần nữa, sự lựa chọn duy nhất có thể là hành động quân sự trả đũa.
Theo Giáo Dục
Nhận mặt dàn tiêm kích Trung Quốc dọa Myanmar Để ngăn chặn chiến đấu cơ Myanmar không lặp lại bi kịch trên đất Trung Quốc, ngày 14/3, Bắc Kinh đã điều khẩn phi đội Su-27SK lên đường làm nhiệm vụ. Thông tin này được Tân Hoa Xã ngày 14/3 cho biết, theo đó Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới tuần tra tại khu vực biên giới...