Myanmar điều tra vụ máy bay đâm xe máy
Myanmar đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay làm hai người chết và 11 người bị thương, khi chiếc phi cơ chở phần lớn du khách nước ngoài gặp nạn lúc hạ cánh và bốc cháy.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay Fokker 100 làm hai người chết và 11 người bị thương. Ảnh: AP
“Chúng tôi vẫn đang làm việc để tìm ra nguyên nhân”, Win Swe Tun, Phó Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Myanmar, người đứng đầu cuộc điều tra vụ tai nạn, hôm nay cho biết. Ông nói thêm rằng chiếc máy bay dường như đã va vào dây diện khi đang tiến tới đường băng. “70 trong số 71 người trên máy bay đều sống sót và chỉ có một người chết. Đây là một việc cực kỳ hiếm”, ông nói.
Chiếc máy bay Fokker 100 cũ kỹ của hãng Air Bagan hôm qua va chạm trên một cánh đồng gần sân bay Heho, bang Shan, miền đông Myanmar, khi bay trong làn sương dày, bị gãy đuôi và bốc cháy, AFP dẫn lời các quan chức cho biết.
Một hướng dẫn viên du lịch người Myanmar thiệt mạng trong máy bay và một người lái xe môtô khác tử vong trên đường do bị máy bay va phải. Chính quyền trước đó cho biết một hành khách 11 tuổi tử vong nhưng dường như đây là một nhầm lẫn về danh tính. Hãng hàng không cho biết trong số những người bị thương có hai người Mỹ, hai người Anh, một người Hàn Quốc và hai phi công.
Video đang HOT
Hãng Air Bagan đã thu hồi được hộp đen của máy bay. “Air Bagan đang phối hợp với Bộ Giao thông để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn. Chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tất cả hành khách và đưa ra thông tin thêm sau”, hãng này nói.
Một nhân chứng cho hay lửa đã lan ra trên máy bay trước khi nó bị va chạm khi hạ cánh. “Chúng tôi chạy theo máy bay khi nhìn thấy nó bay và đang bốc cháy”, Phoe La Pyae, một dân làng 27 tuổi cho biết. “Khi chúng tôi nhìn thấy nó, cánh của nó đã gãy rồi. Thật may mắn, nếu cửa thoát hiểm không được mở, không ai có thể sống sót được”, anh nói và cho hay người dân đã giúp đưa những người bị thương nặng tới bệnh viện. “Da của họ bị lửa đốt cháy. Những người nước ngoài dường như rất hoảng sợ vì điều vừa diễn ra”, anh nói.
Leandre Guillod, một du khách người Thụy Sĩ sống sót cho biết máy bay di chuyển trong mây ngay trước khi va chạm. “Chúng tôi bỗng chốc va xuống mặt đất và lửa ở khắp nơi”, BBC dẫn lời anh nói và cho biết tiếp viên hàng không đã mở cánh cửa thoát hiểm. “Tôi ở phần sau của máy bay, có lối thoát ở trên cánh. Lửa ở khắp nơi, nên tôi và bạn gái đã nhảy ra ngoài vì chúng tôi nghĩ phải chạy càng nhanh càng tốt trước khi máy bay có thể nổ”, anh cho hay.
Xác máy bay gần như cháy hoàn toàn trong khi một phần cánh máy bay được phát hiện nằm cạnh một con đường gần đó. Vụ tai nạn đặt ra những nghi ngại về tiêu chuẩn an toàn của ngành hàng không và du lịch Myanmar, vốn đang tăng trưởng nhanh nhưng quá tải, do lượng khách du lịch nước ngoài đổ về đất nước từng khép kín này ngày một đông.
Hãng Air Bagan thuộc sở hữu của ông trùm Tay Za, người được cho là có mối quan hệ gần gũi với chính quyền cũ của Myanmar. Ông bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách đen, cho rằng ông là “tay sai két tiếng và kẻ buôn vũ khí”. Hãng này có hai chiếc Fokker 100, hiện không còn được sản xuất, và 4 chiếc máy bay động cơ tuốcbin ATR.
Theo VNE
Mỹ sắp đưa các vũ khí mới nhất đến Thái Bình Dương
Washington lên kế hoạch triển khai một số chiến hạm và vũ khí công nghệ cao mới nhất đến Thái Bình Dương, một phần trong chiến lược dịch chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực này.
Các chiến hạm của Hải quân Mỹ và Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung ở biển Hoa Đông hồi tháng 11. Ảnh: AP
AFP dẫn tin từ một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, cơ quan này sẽ gửi phi cơ săn tàu ngầm P-8, các tên lửa hành trình, các tàu ngầm lớp Virginia, tàu chiến duyên hải và các chiến đấu cơ F-35 đến các cảng và căn cứ châu Á trong những năm tới.
"Những gì các bạn đang thấy chỉ là phần nhỏ trong một nỗ lực lớn hơn, Thái Bình Dương sẽ là nơi đầu tiên đón nhận hệ thống vũ khí mới nhất", ông cho biết.
Lầu Năm Góc tuyên bố chuyển trọng tâm quốc phòng sang châu Á sau một thập kỷ tập trung cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Động thái này phản ánh mối quan ngại của Mỹ trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc, cũng như lập trường ngày một quyết đoán của nước này trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với các láng giềng.
Mỹ đã lên kế hoạch triển khai hơn một nửa hạm đội của mình đến châu Á-Thái Bình Dương và bổ sung 4 tàu chiến duyên hải được triển khai luân phiên tại Singapore.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm 18/12 cho biết, chiến đấu cơ tàng hình F-35 Joint Strike đang trong quá trình phát triển có thể được triển khai tại căn cứ không quân Iwakuni, ở tỉnh Yamaguchi của Nhật Bản vào năm 2017.
Washington cũng sẽ cung cấp cho Nhật Bạn một radar X-band mạnh khác nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa, một động thái đã được tuyên bố từ hồi tháng 9.
Quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhắc lại những cuộc hội đàm gần đây tại các thủ đô ở Đông Nam Á, cho biết các chính phủ đang theo dõi sát sao xem ban lãnh đạo chính trị và quân sự mới của Trung Quốc sẽ xử lý các tranh chấp lãnh thổ như thế nào.
"Có những mối quan ngại rõ ràng và sâu sắc" quanh những động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông", quan chức trên nói, đề cập đến những quy định hàng hải mới từ tỉnh Hải Nam, bản đồ gây tranh cãi trên các hộ chiếu mới và việc các tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp địa chấn của một tàu Việt Nam.
Theo VNE
Rơi máy bay, 11 người chết AFP ngày 6.12 đưa tin một máy bay quân sự Dakota rơi xuống vùng núi phía đông của Nam Phi vào đêm 5.12 khiến 11 người thiệt mạng. Ngoài ra, AFP còn dẫn nguồn hãng tin EWT cho hay phi cơ trên gặp nạn khi đang chở bác sĩ đến khám bệnh định kỳ cho cựu Tổng thống nước này Nelson Mandela. Tuy...