Myanmar chuẩn bị xây sân bay lớn nhất nước
Chính phủ Myanmar và một tổ hợp nhà thầu nước ngoài ngày 30.1 đã đạt được thỏa thuận khung về kế hoạch xây sân bay quốc tế Hanthawaddy ở vùng Bago, cách thành phố Yangon khoảng 80 km, theo KyodoNews.
Khách chờ bay tại sân bay quốc tế Yangon – Ảnh: Reuters
Tổ hợp nhà thầu nói trên bao gồm tập đoàn xây dựng của Nhật Bản JGC Corp. và Công ty Changi Airport Group của Singapore. Tổng vốn đầu tư cho dự án ước tính khoảng 1,5 tỉ USD. Trong số này, chính phủ Myanmar hy vọng sẽ nhận được phân nửa từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật.
Video đang HOT
Với khả năng tiếp nhận 12 triệu lượt hành khách/năm, đây sẽ là sân bay lớn nhất Myanmar một khi đi vào hoạt động vào năm 2022 và sẽ giúp phục vụ số lượng du khách nước ngoài ngày càng gia tăng ở Myanmar.
Hiện tại, Sân bay quốc tế Yangon, vốn là phi trường nhộn nhịp nhất của Myanmar, đang hoạt động quá tải so với công suất 2,7 triệu lượt hành khách/năm. Theo tờMyanmar Times, sân bay này đã tiếp nhận trên 4 triệu lượt hành khách trong năm 2014.
Minh Trung
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi xuống đường nhặt rác
Ngày 13.12, bà Aung San Suu Kyi đã cùng các thành viên đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) và những người tình nguyện đi khắp khu vực bầu cử thị trấn Kawhmu ở ngoại ô thành phố Yangon để nhặt rác.
Bà Suu Kyi và các đảng viên NLD đang cùng nhau nhặt rác - Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, người phụ nữ 70 tuổi này cầm một chiếc bao rác lớn màu trắng và mang găng tay bảo vệ, đi dọc lề đường đầy bụi bặm và ổ gà để nhặt những chai nước bỏ đi, túi nhựa cũ và vỏ bao cà phê uống liền. Bà không nói gì với các phóng viên, ngoại trừ việc yêu cầu họ ngừng chụp ảnh và bắt đầu nhặt rác.
Dân làng địa phương đã kéo đến hỗ trợ, nhặt đầy rác vào trong những chiếc bao lớn mang theo, theo mô tả của hãng tin AP.
Thu nhặt rác là "điều đầu tiên mà chúng tôi có thể làm để phục vụ nhân dân", AFP dẫn lời ông Thet Thet Khine, một nghị sĩ vừa được bầu ở Yangon. "Đây là điều rất cơ bản và là một bài học quan trọng đối với mọi dân biểu".
Myanmar vừa thoát ra khỏi nửa thế kỷ sống dưới chế độ quân sự hà khắc vào năm 2011, nhưng nhiều năm quản lý yếu kém, kết hợp với những biện pháp trừng phạt và sự cô lập quốc tế đã biến nước này trở thành một trong những quốc gia nghèo khó. Cơ sở hạ tầng ở Myanmar trong tình trạng hỗn độn, và các dịch vụ công, bao gồm hoạt động thu nhặt và tái chế rác, hầu như không tồn tại.
Sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8.11 vừa qua, bà Suu Kyi đã yêu cầu các nghị sĩ đắc cử bắt đầu công việc bằng cách dọn vệ sinh các khu vực bầu cử của mình. Bà cho biết chiến dịch nhặt rác nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và thu hút khách du lịch đến với Myanmar.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Đảng của Suu Kyi tố chính phủ Myanmar nhỏ giọt kết quả bầu cử Đảng NLD hôm qua cáo buộc ủy ban bầu cử của chính phủ Myanmar thông báo nhỏ giọt về kết quả dường như là chiến thắng áp đảo của họ trước đảng cầm quyền. Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) trong một bài phát biểu hôm 9/11. Ảnh: AP "Uỷ ban...