Myanmar chọn Việt Nam làm đối tác khi mở lại du lịch
Chính phủ muốn mở cửa du lịch trong khu vực nhằm phục hồi nền kinh tế, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia là tên đầu tiên được nhắc đến.
Dự kiến trong quý 4, Myanmar sẽ mở cửa đón du khách trong khu vực. Chính phủ nước này hy vọng có thể tạo ra hành lang du lịch an toàn với các nước kiểm soát tốt dịch bệnh như Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Đầu năm 2021, Myanmar kỳ vọng có thể tiến hành mở cửa đối với các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản. Chính phủ cũng kỳ vọng đến đầu năm 2022, số lượng khách quốc tế quay lại nơi đây đạt 80 – 90% công suất trước khi có dịch.
Tổng số ca nhiễm đến nay là hơn 290 người, trong đó có 6 ca tử vong. Số ca nhiễm trong cộng đồng tại quốc gia này đang dần ít đi. Ảnh: World Travel Guide.
Nilar Win, CEO của một hãng du lịch, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động tour du lịch trong nước sau khi mọi khách sạn và điểm đến được mở cửa trở lại. Chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi mỗi ngày về các kỳ nghỉ ra nước ngoài nhưng không biết chính xác khi nào các tour du lịch đó được nối lại”.
Ngành du lịch nội địa cũng được kỳ vọng sẽ mở lại trong quý 3. Chính phủ coi đây là giai đoạn đầu tiên cho sự phục hồi du lịch của đất nước. Động thái này nằm trong Kế hoạch cứu trợ ngành du lịch trong đại dịch, theo phát ngôn của một quan chức Bộ Khách sạn & Du lịch của nước này trả lời trên Tân Hoa Xã hôm 20/6. Chính phủ kỳ vọng trong giai đoạn này, ngành du lịch có thể phục hồi 20 – 22%.
Theo Kế hoạch Cứu trợ Du lịch Covid-19 vừa được Bộ Khách sạn & Du lịch công bố, Bộ đang đàm phán với Bộ Văn hóa & Tôn giáo để mở cửa lại các ngôi chùa, địa điểm văn hóa, danh thắng để sớm khởi động lại du lịch trong nước. Những nơi này trước đây bị đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch.
Theo kế hoạch, chính phủ đã thực hiện các biện pháp như miễn phí giấy phép (license fees) nhập khẩu trong vòng một năm, hoãn trả tiền thuê nhà cho các khách sạn bị ảnh hưởng do dịch bệnh trong 6 tháng. Hơn 50% số khách sạn trên cả nước đã được cấp phép mở cửa trở lại, sau khi vượt qua một kỳ kiểm tra an toàn sức khỏe của chính phủ.
Video đang HOT
Làng nghề truyền thống hút khách ở Bình Định
Làng nghề rượu Bàu Đá, nón Phú Gia, bánh tráng Trường Cửu và làng dệt chiếu Hoài Châu Bắc... là những làng nghề nổi tiếng ở Bình Định.
Đất võ Bình Định là địa phương nổi tiếng với những tiết mục võ cổ truyền, nhiều danh thắng nổi tiếng như Kỳ Co, Eo Gió, bãi tắm Hoàng Hậu... Ngoài ra, du khách còn có dịp ghé thăm, trải nghiệm cuộc sống dân dã, bình dị của những làng nghề lâu đời với vô số sản phẩm độc đáo, mang đậm nét văn hóa địa phương.
Làng nghề rượu Bàu Đá
Bên cạnh các món đặc sản có thể mang về làm quà biếu như bánh ít lá gai, bánh hồng, tré, bánh tráng nước dừa... thì rượu Bàu Đá cũng là một trong số đặc sản được nhiều người tìm mua khi đến Bình Định. Rượu Bàu Đá đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong top 10 đặc sản rượu nổi tiếng Việt Nam.
Làng nghề này nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 30 km về hướng Tây Bắc. Du khách đi theo hướng Quốc lộ 1A đến xóm Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn) là đến làng rượu Bàu Đá.
Sự nổi tiếng của rượu Bàu Đá nằm ở phương pháp nấu thủ công, sử dụng nậm sành cổ đặc trưng cho văn hóa người Việt, rượu chính hiệu uống vào say nhưng không bị nhức đầu. Ngoài yếu tố gia truyền trong việc chưng cất thì nước nấu rượu được lấy từ các bàu nước trong vùng, nơi tập trung những mạch nước ngầm chảy ra từ các ngọn núi xung quanh cũng là yếu tố làm nên danh tiếng của thức uống đặc sản này.
Làng nón ngựa Phú Gia
Nghề làm nón ngựa Phú Gia có lịch sử hơn 300 năm, được lưu giữ cho đến tận bây giờ với hơn 400 hộ dân tham gia sản xuất. Phú Gia là một trong năm làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Bình Định quy hoạch, gắn với mục tiêu phát triển du lịch. Làng nghề thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 45 km về hướng Bắc. Từ trung tâm thành phố, du khách có thể đi theo Quốc lộ 1A, rẽ phải Quốc lộ 19B chạy khoảng 18 km, rẽ trái vào đường DT635 rồi hỏi thăm người dân là sẽ đến được.
Nón Phú Gia nổi tiếng bởi đặc điểm đẹp, bền, rẻ, có hai loại gồm nón ngựa và nón lá. Nón lá được sản xuất hàng loạt, quy trình làm nón không khác với nón lá Huế hay nón Quảng. Trong khi đó, nón ngựa trước đây là một phụ kiện không thể thiếu của các quan binh triều đình xưa. Nón được làm công phu với 10 công đoạn chính và bốn công đoạn phụ với các loại hoa văn đặc biệt. Các nghệ nhân thường thêu họa tiết hoa, lá, chim công hay long, lân, quy, phụng, chim trĩ... lên nón. Chóp nón thường để trần, trên đỉnh có chùm chỉ ngũ sắc. Những chiếc nón đặc biệt sẽ có chóp hình quả trám sắt nhọn, được làm từ đồng hoặc bạc với họa tiết chạm trổ công phu.
Một nghệ nhân làm nón ngựa ở Phú Gia. Ảnh: Phong Vinh.
Ngày nay, nón ngựa Phú Gia không được sản xuất hàng loạt, chỉ làm với số lượng ít để bán cho khách du lịch muốn tìm lại nét văn hóa xưa hoặc làm theo hợp đồng của thương lái. Đến tham quan làng nghề, du khách được nhìn thấy quy trình làm nón với từng mũi khâu tỉ mẩn, đôi tay khéo léo của thợ nón bên khung lợp, tận hưởng vẻ yên bình, tách biệt hẳn không gian ồn ào, xô bồ của phố thị.
Làng bánh tráng Trường Cửu
Bánh tráng cũng là một trong những món ăn đặc sản được nhiều du khách thích thú và chọn mua về làm quà khi đến Bình Định. Những ngôi làng làm bánh tráng trở thành địa điểm thu hút nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về cách tạo ra loại bánh đặc sản này.
Bình Định có nhiều làng nghề bánh tráng như Trường Cửu, Nhơn Lộc. Trong đó, bánh tráng Trường Cửu nổi tiếng về độ thơm ngon, làm bằng gạo dẻo thơm, dày, đen hoặc vàng tùy vào loại mè cho vào bánh. Làng Trường Cửu trước đây chỉ có vài chục hộ làm công việc này, đến nay đã có khoảng 200 hộ làm bánh chuyên nghiệp trong làng.
Để bánh dẻo, thơm, không bở, các nhà lò thường thêm bột mì vào bột và rắc nhiều mè lên bánh. Khi đổ bột lên khuôn, chủ lò phải lắc thật đều tay để bánh tròn, đẹp, không bị chỗ dày chỗ mỏng.
Làng nghề dệt chiếu Hoài Châu Bắc
Chiếu cói từ lâu đã được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Đây cũng là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Xã này nổi tiếng với nhiều làng nghề dệt chiếu cói lâu đời hơn 200 năm trước, hiện có khoảng 800 hộ dân gắn bó với nghề truyền thống này.
Chiếu dệt Hoài Châu Bắc có nhiều loại gồm chiếu khổ rộng, khổ hẹp, về họa tiết có chiếu trơn và chiếu hoa. Sau khi gặt cói, người dân dùng máy chẻ nhỏ rồi phơi khô khoảng 4 ngày, sau đó dùng phẩm màu (gồm các màu đỏ, lục, xanh, vàng) nhuộm và phơi thêm hai ngày mới đưa vào dệt chiếu.
Nghề dệt chiếu ở Hoài Châu Bắc. Ảnh: Trí Tín.
Chiếu trơn là loại chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu. Trong khi đó, chiếu hoa Bình Định được làm công phu hơn, thay vì in hoa lên nền chiếu trắng như một số vùng, thợ dệt phải nhuộm màu sợi cói trước, sau đó mới đan từng sợi cói để ra hoa văn mong muốn. Hoa văn phổ biến của chiếu hoa Bình Định là chữ thọ, chữ song hỷ, hoặc chữ trăm năm hạnh phúc. Bốn góc được trang trí nhiều kiểu, khi là họa tiết tứ linh, khi lại là bốn hoa văn lớn, nẹp ngoài hai đường kẻ đỏ hoặc xanh, trông trang nhã hài hòa.
Ngoài ra, Bình Định còn có nhiều làng nghề cổ truyền nổi tiếng khác như làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, làng rèn Tây Phương Danh, đúc đồng Bằng Châu... Du khách có thể khám phá những làng nghề cổ truyền ở Bình Định khi tham gia giải chạy VnExpress Marathon Quy Nhơn 2020. Đây là giải chạy thường niên do Báo VnExpress phối hợp UBND Bình Định tổ chức. Giải sẽ diễn ra vào ngày 26/7, lùi hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu do Covid-19. Ban tổ chức sẽ đóng cổng bán vé ngày 22/6, xem thông tin giải và mua vé tại đây.
Khám phá bãi đá khắc chữ cổ trên núi Đồn ở Nghệ An Trên núi Đồn xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn có một bãi đá khắc chữ Hán cổ, được xem là dấu tích ấn tượng về một thời dạy học bình văn của Thám hoa Nguyễn Đức Đạt - nhà tư tưởng, giáo dục nổi tiếng thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư Núi Đồn hay còn gọi là núi Đại Lạn sừng sững nhô ra...