Myanmar: Choáng ngợp ngôi chùa 2.500 tuổi, gắn 4.531 viên kim cương, dát 90 tấn vàng
Điểm nhấn trong kiến trúc của chùa Shwedagon (Myanmar) là tòa bảo tháp cao gần 110m, được bao phủ khoảng 90 tấn vàng ròng, trên đỉnh nạm 4.531 viên kim cương.
Chùa Shwedagon được xem là một trong những kiệt tác kiến trúc của nhân loại. (Nguồn: Dân trí)
Chùa Shwedagon được xem là một trong những kiệt tác của nhân loại, là niềm tự hào, kiêu hãnh của đất nước Myanmar. Được hành hương đến đây một lần trong đời là niềm mơ ước của tất cả các tín đồ Phật giáo và du khách.
Kiệt tác kiến trúc được dát bởi 90 tấn vàng ròng
Tọa lạc trên đỉnh đồi thiêng Singuttara, thành phố Yangon (Myanmar), ngôi chùa có ngọn tháp cao nhất gần 110m, xung quanh là hàng nghìn bảo tháp lớn nhỏ khác nhau.
Đứng ở bất cứ đâu trong thành phố Yangon bạn đều có thể được chiêm ngưỡng ngọn tháp đặc trưng mang tính biểu tượng này. Chính quyền Myanmar xem ngôi chùa như bảo vật kiến trúc quốc gia, vì thế tất cả các công trình xây dựng trong thành phố Yangon không được phép xây vượt quá chiều cao của ngọn tháp, với độ cao cả nền đất là 160m.
Không ai biết chính xác thời điểm chùa Shwedagon được xây dựng, các nhà khảo cổ chỉ ước chừng ngôi chùa có lịch sử trên 2.500 năm. Tương truyền, đến nay chùa vẫn còn lưu giữ được 4 vật báu linh thiêng của Phật giáo, đó là 8 sợi tóc của Phật Thích Ca, mảnh áo của Phật Ca Diếp, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn và dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm.
Điểm nhấn trong kiến trúc của chùa Shwedagon là tất cả các tòa tháp đều được dát vàng lộng lẫy. Trong đó, tòa bảo tháp chính cao gần 110m, được bao phủ khoảng 90 tấn vàng ròng, trên đỉnh nạm 4.531 viên kim cương. Trong đó, viên kim cương lớn nhất 72 cara gắn trên cùng của bảo tháp.
Đặc biệt, xung quanh ngọn bảo tháp là 2.317 viên hồng ngọc, bích ngọc. Ngoài ra, đỉnh tháp còn treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc. Bên trong chùa, nội thất và tượng Phật cũng được dát vàng lộng lẫy, với các chi tiết kiến trúc tinh xảo.
Choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo, tráng lệ bậc nhất
Trải qua 2.500 năm lịch sử, chùa Shwedagon từng được trùng tu nhiều lần do hư hại từ thảm họa tự nhiên và chiến tranh. Nơi đây từng hứng chịu ảnh hưởng của trận động đất năm 1769, đầu thế kỷ 20 và vụ hỏa hoạn lớn vào năm 1931, nhưng trên tất thảy, chùa Shwedagon vẫn đứng vững cùng thời gian. Đây cũng là ngôi chùa được coi mang tính biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc.
Video đang HOT
Khách hành hương đến chùa có thể tự tay thực hiện nghi lễ tắm tượng Phật, cầu bình an. (Nguồn: Dân trí)
Do được dát bằng vàng ròng và trang trí bằng kim cương đá quý nên du khách đến đây vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày đều ấn tượng, choáng ngợp bởi dáng vẻ uy nghiêm, nét kiến trúc độc đáo của chùa vàng Shwedagon.
Tuy nhiên, để cảm nhận rõ nét đẹp nguy nga tại ngôi chùa 2.500 năm tuổi này, du khách nên tới thăm vào buổi tối, khi tất cả ánh nến được thắp lên lung linh, phản chiếu với sắc vàng lộng lẫy của công trình. Trên tất thảy, bao trùm khắp không gian là sự bình an, thanh tịnh của một miền đất Phật.
Nếu như khách quốc tế sẽ mua vé vào chùa ở cổng phía Nam, thì người dân địa phương được vào chùa không mất phí tại các cổng Đông, Tây, Bắc. Giá vé vào tham quan chùa Shwedagon là khoảng 8 USD/người đối với khách quốc tế.
Từ cổng phía Nam, du khách sẽ theo thang máy lên tầng cao để vào chùa. Trước khi đi vào trong, mọi túi xách đều phải chuyển qua máy kiểm tra an ninh. Khách hành hương nên lưu ý trang phục trước khi vào trong. Áo hai dây, váy ngắn, thay thậm chí quần jean rách đều được mượn khăn để quấn bên ngoài.
Cũng như nhiều ngôi chùa Phật giáo khác trên đất Myanmar, vào chùa Shwedagon, du khách không đốt hương, vàng mã, mà sẽ mua những vòng hoa trắng tinh khiết để dâng lên cúng Phật, thực hiện nghi lễ tắm Phật để cầu bình an.
Đây là nghi lễ vốn xuất hiện khá lâu, ngày nay duy trì ở hầu hết các cộng đồng Phật giáo để tỏ lòng tôn kính sự ra đời của Đức Phật. Sau nghi lễ cầu nguyện, du khách sẽ tìm chỗ ngồi trên khoảng sân rộng để tụng kinh. Ngoài nghi thức trên, khách hành hương còn thực hiện nhiều phong tục khác như thỉnh chuông, góp công đức, thắp nến cầu an hoặc mua các lá vàng mỏng, trực tiếp dát lên tượng Phật.
Ở chùa có 8 bức tượng nằm ở 8 hướng khác nhau. Mỗi bức tượng mang hình dáng một loài vật khác nhau tương ứng với 7 ngày trong tuần (riêng thứ Tư là ngày giữa tuần được chia thành buổi sáng và buổi chiều). Bạn có thể hỏi người dân địa phương bức tượng nào ứng với ngày sinh của mình rồi tới đó thắp hương và dùng nước thánh tưới lên để cầu may mắn, bình an.
Một điểm thú vị khác là chùa Shwedagon từng là bối cảnh trong bộ phim điện ảnh đình đám “Friend Zone” gây sốt trong thời gian vừa qua.
Có thể nói, chuyến du lịch tới Myanmar sẽ chưa thể vẹn tròn nếu chưa ghé thăm ngôi chùa 2500 năm lịch sử Shwedagon. Ngay cả với người dân bản địa, một chuyến hành hương tới ngôi chùa nghìn năm tuổi này luôn là niềm mơ ước trong đời.
Để đến thăm chùa Shwedagon, du khách Việt Nam có thể mua vé máy bay thẳng từ Hà Nội đến Yangon. Sau đó, bắt taxi từ sân bay mất khoảng 30 phút là đến nơi.
Theo baoquocte.vn
Myanmar - Câu chuyện ảnh không hồi kết
Sống và làm việc ở Yangon gần 6 năm, không phải quá lâu, nhưng cũng đủ để tôi xem nó như quê hương thứ hai và cảm nhận nó bằng hơi thở của mình. Thế nhưng tôi đã chẳng biết nó đẹp như thế nào cho đến khi sắp phải xa nó.
Tôi vẫn nhớ cái cảm giác khi bước lên máy bay về Việt Nam ăn tết năm nay, không như mọi lần tôi hớn hở, vui mừng, lần này tôi nghe lòng mình có gì đó bùi ngùi, một chút tiếc nuối pha lẫn với vị cay cay nơi tròng mắt. Tôi khóc vì tình bạn, vì những con người thân thiện, gần gũi đến lạ. Giờ ngồi viết những dòng này, xem ảnh tôi đã chụp, những nơi tôi đã qua, cảm xúc cũng thật lạ, những mảng ký ức cứ bừng lên rồi vụt tắt.
Tôi thấy những chiều lang thang chụp bóng đổ, những ngôi chùa - một đặc sản ở xứ này. Có những lúc đi liên tục để bắt được một khoảng khắc hoàng hôn đẹp ở chùa Shwedagon - ngôi chùa lớn nhất Myanmar. Rồi những lần len lén lên trạm cứu hỏa để chụp chùa Sule, ngồi chùa lâu đời nằm ngay giao lộ ở trung tâm Yangon, hay đi hàng trăm cây số để chụp tượng phật nằm ở Bago.
Những đôi mắt biết nói, nụ cười hồn nhiên của em bé đường phố. Những nỗi nhọc nhằn kham khổ, nguy hiểm mà những người dân mưu sinh sát những đường ray tàu hỏa.
Còn có những chuyến đi xa, đi thật sớm để tránh lúc đông người và chụp các chú tiểu chạy nhảy trên bức tường uốn lượn trong nắng sớm ở ngôi chùa Hsinbyume, Mingun. Quá nhiều thứ để nói về Myanmar, làm sao gói trong vài trang giấy. Điều làm tôi nhớ nhất là ánh nắng chiều ở Bagan, những đàn bò trên đường trở về, hay các ray sáng xuyên qua ô cửa, qua những lối đi tạo nên những mảng sáng tối tuyệt diệu.
Chuyến đi xa nhất của tôi là đến Chin State, đi càng sâu về phía bắc, và các khu vực giáp biên giới thì càng nhiều bất ổn về chính trị và tôn giáo. Nhưng tôi vẫn tìm thấy sự bình an, thân thiện của những con người nơi đây. Những cô gái, bà cụ Chin với nét xăm trổ lạ ở mặt và câu chuyện tương truyền về nó là động lực để tôi vượt qua những nguy hiểm để đến đây. Vượt qua hàng trăm cây số đường đèo đất đỏ, đến những ngôi làng nằm sâu trong hẻm núi chụp lại những khuôn mặt này.
Câu chuyện ảnh của tôi về Myanmar chưa bao giờ kết thúc, vì còn quá nhiều điều để nói, để chia sẻ và quan trọng nhất là vì tôi sẽ quay trở lại.
Cùng với tượng Phật nằm ở Bago và bước chân của chú tiểu chạy nhảy trên những bức tường uốn lượn... quá nhiều thứ để nói, để nhớ về Myanmar.
Những ngôi chùa với lối kiến trúc ấn tượng đã góp phần giúp cho du lịch đất nước này phát triển.
Đôi mắt biết nói và nụ cười hồn nhiên của một em bé bên đường ray tàu, gương mặt với nét xăm trổ lạ trên gương mặt của phụ nữ Chin...
Những hình ảnh gần gũi thân thiện của người dân Myanmar.
Theo người đô thị
Thiền định ở Myanmar Ngỡ đi xa lại hóa về gần Những năm gần đây, khái niệm Thiền và Chánh niệm được thảo luận nhiều và truyền cảm hứng hơn bao giờ hết. GẶP NHAU LÀ DUYÊN Nửa năm trước, sau hơn ba năm gắn bó với công việc nhiều áp lực, cảm giác mệt mỏi và bế tắc, tôi quyết định dừng lại, nghỉ ngơi và tìm cảm giác "sống chứ không chỉ...