Myanmar chặn Facebook
Các nhà cung cấp mạng Internet ở Myanmar chặn truy cập vào dịch vụ thuộc sở hữu của Facebook từ ngày 4/2 theo chỉ thị của chính phủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar trong thông cáo cho biết Facebook sẽ bị chặn tại nước này tới 7/2 vì “sự ổn định”. “Những kẻ gây khó khăn cho sự ổn định của đất nước đang tung tin giả và sai lệch trên Facebook khiến dân chúng hiểu nhầm”, thông cáo cho biết. Trước đó, nhiều người tại Myanmar cho biết họ không thể truy cập một số dịch vụ của Facebook.
Động thái này diễn ra sau khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020.
Video đang HOT
Binh sĩ Myanmar đứng tại một trạm kiểm soát của quân đội tại thủ đô Naypyidaw, ngày 1/2. Ảnh: Reuters .
Nhóm giám sát mạng NetBlocks cho biết hãng viễn thông MPT thuộc sở hữu của nhà nước, với 23 triệu người dùng, đã chặn Facebook cùng các dịch vụ Messenger, Instagram và WhatsApp của hãng này. Hãng Telenor Asa của Na Uy cho biết họ vừa chặn Facebook để tuân thủ chỉ thị của chính phủ Myanmar.
Phát ngôn viên của Facebook Andy Stone thừa nhận sự gián đoạn. “Chúng tôi kêu gọi giới chức khôi phục kết nối để người dân Myanmar có thể liên lạc với gia đình, bạn bè và truy cập thông tin quan trọng”, Stone cho biết.
Một nửa trong số 53 triệu người Myanmar sử dụng Facebook, nhiều người coi mạng xã hội này đồng nghĩa với Internet. Hãng Telenor Asa bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về chỉ thị chặn Facebook mà tất cả đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông di động và Internet nhận được ngày 3/2.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những “tin đồn trên mạng xã hội” có thể kích động “bạo loạn và gây bất ổn”. Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Facebook xóa trang liên quan đến quân đội Myanmar
Facebook xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng này bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
Một phát ngôn viên của Facebook hôm 2/2 cho hay họ cũng đang loại bỏ những thông tin sai lệch có nguy cơ kích động bạo lực, gây tổn hại thể chất, hoặc những nội dung chối bỏ kết quả tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020 tại Myanmar, bao gồm cáo buộc gian lận bầu cử.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện chính trị ở Myanmar và sẽ thực hiện những bước bổ sung, nhằm ngăn chặn tin giả và nội dung có thể kích động thêm căng thẳng vào thời điểm này", Rafael Frankel, giám đốc chính sách công khu vực Đông Nam Á của Facebook, cho biết trong một tuyên bố.
Một trạm kiểm soát của quân đội Myanmar tại thủ đô Naypyidaw hôm 1/2. Ảnh: Reuters .
Động thái của Facebook được đưa ra sau khi quân đội Myanmar bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử 3 tháng trước. Quân đội đã kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm và cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau khi tình trạng này kết thúc.
Có tới một nửa trong số 53 triệu dân Myanmar sử dụng Facebook, nền tảng mà nhiều người tại nước này coi là tương đương với Internet. Các điều tra viên nhân quyền của Liên Hợp Quốc từng cho biết những phát ngôn thù địch trên Facebook đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy bạo lực ở Myanmar. Mạng xã hội này đã cấm kênh truyền hình của quân đội Myanmar hồi năm 2018.
Quyền lực tại Myanmar giờ đây được trao cho Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, dù cựu tướng Myint Swe đang giữ chức tổng thống. Trong khi đó, bà Suu Kyi được cho là đang bị quản thúc tại dinh thự riêng ở thủ đô Naypyidaw và vẫn an toàn.
G7 ra tuyên bố chung về Myanmar Các ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về cuộc đảo chính ở Myanmar, yêu cầu quân đội nước này thả những người bị bắt. "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc bắt giam các lãnh đạo chính trị và các nhà hoạt động xã hội dân sự, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San...