Myanmar bùng dịch, người thu gom thi thể làm việc không ngừng nghỉ
Số người tử vong vì Covid-19 tại nhà ở Myanmar tăng vọt, khiến đội tình nguyện viên thu gom thi thể làm việc không ngừng nghỉ trong những ngày qua.
Các tình nguyện viên chôn cất nạn nhân Covid-19 ở thành phố Mandalay, Myanmar (Ảnh: AFP).
Vào mỗi buổi sáng sớm, điện thoại của Than Than Soe lại rung lên với hàng loạt lời đề nghị giúp đỡ từ những người có thân nhân thiệt mạng vì Covid-19 ở thành phố Yangon.
Than viết tên, địa chỉ, số liên lạc liên quan tới nạn nhân vào một cuốn sổ rồi điều động một đội tình nguyện viên tới nhà người chết để hỗ trợ thu gom thi thể.
“Chúng tôi vận hành các đội nhóm mà không có thời gian để nghỉ ngơi. Mỗi ngày, đội của tôi thu gom khoảng 30-40 thi thể. Tôi nghĩ các đội tình nguyện khác cũng như vậy”, Than nói với AFP.
Cô cũng cho biết rằng: “Thỉnh thoảng, có 2 thi thể người chết trong cùng một nhà”.
Tại Myanmar, hầu hết các bệnh viện trên khắp cả nước đều trong tình trạng vắng vẻ, không có bác sĩ và bệnh nhân dù tình hình dịch bệnh ở quốc gia Đông Nam Á đang rất phức tạp. Đây là kết quả của cuộc đình công chống lại cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2, khi quân đội lật đổ chính quyền dân cử và giành quyền kiểm soát đất nước.
Trong khi các bác sĩ từ chối đi làm, thì nhiều người dân kiên quyết không tới các bệnh viện do quân đội vận hành. Thực trạng này đã khiến các đội tình nguyện viên phải huy động lực lượng đi kiếm nguồn ôxy quý giá mang tới tận nhà người bệnh hoặc tới để thu gom thi thể mang đi an táng.
Sann Oo, người tình nguyện làm tài xế khi làn sóng dịch bệnh thứ nhất tấn công Myanmar năm ngoái, cho biết, một ngày làm việc thông thường của anh hiện giờ kéo dài 13 giờ đồng hồ.
“Trước đó, chúng tôi thường hỗ trợ đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Chúng tôi sẽ hỏi là họ muốn tới bệnh viện nào. Nhưng giờ mọi thứ đã khác khi mỗi khi nhận các cuộc gọi tới, chúng tôi sẽ hỏi là sẽ chôn cất ở nghĩa trang nào vậy?”, Sann cho hay.
Video đang HOT
Nhấn để phóng to ảnh
Các tình nguyện viên cầu nguyện trước thi thể các nạn nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở Mandalay (Ảnh: AFP).
Myanmar hôm 17/7 ghi nhận 5.500 ca Covid-19 mới, nhưng các chuyên gia cho rằng, con số thực tế dường như có thể cao hơn nhiều.
Tại nhà của một nạn nhân, Sann và đội ngũ của anh đưa một thi thể lên cáng, phủ lên một tấm chăn và đưa nó ra ngoài đường, để đưa lên một chiếc xe. Một tình nguyện viên khác gõ một tiếng chuông, nghi lễ trong một đám tang của người theo đạo Phật.
Khi họ tới khu hỏa thiêu Kyi Su, có ít nhất 8 xe cứu thương khác đã đậu ở bên ngoài. Trên kính chắn gió của một chiếc xe có dòng chữ: “Xe chở thi thể người chết”.
“Khủng hoảng kép” ở Myanmar
Từ sau cuộc đảo chính, nhiều bác sĩ và nhân viên y tế đã tham gia vào phong trào bất tuân dân sự để phản đối quân đội. Nhiều người hiện đang lẩn trốn để tránh bị lực lượng an ninh truy bắt trong khi nhiều người khác quyết định đình công.
Diễn biến này gây nên cuộc “khủng hoảng kép” ở Myanmar khi cả chính biến và Covid-19 đang ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Tuần trước, Hội đồng Quản lý Nhà nước – cơ quan của quân đội – đã kêu gọi các bác sĩ và y tá tình nguyện hỗ trợ nỗ lực chống dịch và thừa nhận Myanmar đang đối mặt với “khó khăn” trong việc kiểm soát sự bùng phát của dịch.
Nhấn để phóng to ảnh
Các tình nguyện viên đưa thi thể nạn nhân Covid-19 đi hỏa thiêu tại Yangon (Ảnh: AFP).
Truyền thông nhà nước Myanmar cuối tuần qua cho biết, chính quyền đang tăng tốc kiếm nguồn cung ôxy từ nước láng giềng Thái Lan và Trung Quốc.
Liên Hợp Quốc hồi tuần trước cảnh báo Myanmar có nguy cơ trở thành “quốc gia siêu lây nhiễm Covid-19″.
Than Than Soe cho biết 2 thành viên của nhóm cô đã dương tính với Covid-19 trong đợt bùng dịch gần đây và một người đã thiệt mạng. “Toàn bộ những gì mà tôi nghe được chỉ là tin dữ”, Than nói.
Một người đàn ông đã gọi cho anh trai mình đang ở khu hỏa táng Kyi Su – nơi mẹ của họ sắp được hỏa thiêu – để nói rằng người anh hãy chờ thêm chút nữa, vì xe cứu thương chuẩn bị đưa tới cha của họ – người cũng vừa mới qua đời.
Với Than, những câu chuyện đau lòng như vậy đã trở nên bình thường.
“Thỉnh thoảng, tôi không muốn nhấc máy và không muốn trả lời các cuộc gọi. Không phải là tôi không muốn làm nhiệm vụ mà vì tôi thật sự cảm thấy quá nhiều buồn đau”, Than nói.
An ninh Myanmar đấu súng với dân quân đối lập, 8 người chết
Giao tranh nổ ra dữ dội giữa lực lượng an ninh của chính phủ quân sự Myanmar với nhóm dân quân đối lập tại thành phố Mandalay hôm nay đã làm 8 người thiệt mạng.
Một xe bọc thép trên đường phố Madalay ngày 22/6 (Ảnh: Irrawaddy).
Reuters đưa tin, lực lượng an ninh Myanmar với sự yểm trợ của các xe thiết giáp ngày 22/6 đã đụng độ với một nhóm dân quân mới được thành lập tại Mandalay - thành phố lớn thứ 2 của quốc gia Đông Nam Á.
Tân Hoa Xã dẫn thông báo từ bộ phận thông tin của Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đưa tin, 8 thành viên có vũ trang của nhóm dân quân đã bị bắt, trong khi 8 người khác đã thiệt mạng. Phía quân đội Myanmar đã thu giữ các quả mìn tự chế, lựu đạn cầm tay, và vũ khí hạng nhẹ từ nhóm trên.
Vụ đụng độ diễn ra sau khi an ninh Myanmar được cung cấp thông tin và quyết định mở chiến dịch đột kích vào một ngôi nhà ở Chanmyathazi sáng nay.
Theo thông báo, khi giao tranh xảy ra, 4 thành viên lực lượng dân quân thiệt mạng, trong khi một số quân nhân bị thương nặng khi các bên nổ súng vào nhau. Cùng lúc đó, một số thành viên của lực lượng dân quân ngồi trong ô tô đã tấn công vào phía lực lượng an ninh rồi bỏ chạy. Tuy nhiên, chiếc xe sau đó đã đâm vào một trạm biến áp và khiến 4 người trên xe thiệt mạng.
Theo Myanmar Now , khoảng 20 quân nhân đã tham gia vào cuộc đột kích sáng nay và 2 bên đã đấu súng, trong khi quân đội điều 3 xe bọc thép tới hiện trường để yểm trợ.
Đài truyền hình Myawaddy của quân đội Myanmar, cho biết lực lượng an ninh đã đột kích một ngôi nhà và gọi các thành viên nhóm dân quân là "các phần tử khủng bố có vũ trang".
Tình hình căng thẳng ở Myanmar leo thang sau sự kiện ngày 1/2, khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự và giành quyền kiểm soát đất nước. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình và phía quân đội đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh, trong đó có đạn thật, để giải tán đám đông.
Sau đó, các nhóm những người phản đối biểu tình đã tuyên bố lập nên "lực lượng phòng vệ nhân dân" tại nhiều khu vực trên cả nước.
Hiện các cuộc giao tranh giữa các nhóm dân quân trang bị vũ khí hạng nhẹ với quân đội chủ yếu diễn ra ở các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nhóm "lực lượng phòng vệ nhân dân mới Mandalay" tuyên bố rằng: "Cuộc chiến đã bắt đầu. Sẽ có thêm các cuộc chiến khác".
Hồi tháng 4, phe phản đối chính quyền quân sự Myanmar đã tuyên bố thành lập "chính phủ thống nhất quốc gia" (NUG), với nòng cốt là các nghị sĩ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 1/2, lãnh đạo phe biểu tình phản đối chính biến và các nhóm dân tộc thiểu số.
Chính quyền quân sự Myanmar gọi NUG là "tổ chức khủng bố" và cáo buộc nhóm này thực hiện các vụ đánh bom, đốt phá.
Diễn biến căng thẳng ở Myanmar làm dấy lên lo ngại về một cuộc nội chiến toàn diện tại quốc gia Đông Nam Á giữa quân đội với các nhóm dân quân đối lập và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.
Tai nạn máy bay quân sự kinh hoàng tại Myanmar, ít nhất 12 người thiệt mạng Ngày 10/6, các phương tiện truyền thông đưa tin ít nhất 12 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay quân sự nghiêm trọng tại Myanmar. Một máy bay của Không quân Myanmar đã gặp nạn gần thành phố Mandalay, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng. Đại diện cơ quan cứu hoả thành phố Mandalay đã xác nhận thông...