Myanmar bắt hai doanh nhân Australia
Chính quyền quân sự Myanmar bắt hai công dân Australia bị cáo buộc tìm cách rời khỏi nước này trên một chuyến bay cứu trợ.
Matthew O’Kane và Christa Avery, trong đó Avery mang hai quốc tịch Canada – Australia, được cho là đang bị quản thúc tại gia sau khi bị bắt trong lúc tìm cách rời Myanmar trên chuyến bay cứu trợ hôm 19/3. Hai người đang điều hành một doanh nghiệp tư vấn nhỏ ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia xác nhận đang hỗ trợ lãnh sự hai công dân bị bắt ở Myanmar, nhưng không nêu lý do họ bị bắt cũng như từ chối bình luận thêm.
Người biểu tình nấp sau chướng ngại vật ở thành phố Mandalay, Myanmar, hôm 21/3. Ảnh: Reuters .
Một công dân Australia khác là Sean Turnell, cố vấn kinh tế cho Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, cũng bị bắt tháng trước. Quân đội Myanmar chưa công bố bất kỳ cáo buộc nào nhằm vào Turnell.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt bà Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự, với cáo buộc đã xảy ra tình trạng gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính gần như mỗi ngày kể từ đó, kêu gọi quân đội thả bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả bầu cử.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị bắt trong các hoạt động trấn áp biểu tình của lực lượng an ninh.
Hàng chục nghìn người biểu tình khắp Myanmar
Hàng chục nghìn người biểu tình khắp Myanmar hôm nay, đánh dấu một trong những ngày biểu tình lớn nhất, bất chấp lực lượng an ninh đột kích ban đêm.
Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông biểu tình ở thành phố Lashio, bang Shan, miền bắc đất nước, theo video trực tiếp trên Facebook. Một nhân chứng cho biết cảnh sát cũng nổ súng để giải tán biểu tình ở thành phố lịch sử Bagan, nhưng không rõ họ sử dụng đạn cao su hay đạn thật.
Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, khi người biểu tình ngồi im lặng trong hai phút để vinh danh những người chết vì bạo lực cảnh sát, quân đội. Họ ngồi dưới những chiếc ô với những tấm biển ghi "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo được bầu của chúng tôi".
"Đừng phục vụ quân đội, hãy bỏ việc", người biểu tình hô.
Người biểu tình núp sau những tấm khiên tự chế khi đối mặt lực lượng an ninh ở Bagan hôm nay. Ảnh: AFP .
Báo cáo duy nhất về chấn thương nghiêm trọng hôm nay là một thanh niên 19 tuổi bị bắn vào hàm và một phụ nữ trúng đạn cao su ở Bagan. "Một phụ nữ bị bắn đạn cao su vào chân trái", thành viên giấu tên trong đội cứu hộ cho hay.
Lực lượng an ninh nổ súng gần Bagan vào khoảng 9h. "Thanh niên 19 tuổi ở Bagan bị bắn xuyên qua hàm và cổ", Ko Ko, thành viên đội cứu hộ Bagan, nói.
Một tờ báo do chính quyền quân đội điều hành cảnh báo người dân không tham gia biểu tình. "Công chúng nên cẩn thận, không tham gia biểu tình để tương lai con cái họ không bị hủy hoại", Global New Light đưa tin. Truyền thông nhà nước đưa tin nếu công chức tiếp tục đình công, "họ sẽ bị sa thải" ngay lập tức kể từ 8/3.
Thủ lĩnh biểu tình Maung Saungkha tại Yangon cho biết đã có các cuộc biểu tình phối hợp trên nhiều thành phố và khu vực trong hôm nay như một phần của cuộc tổng đình công hai ngày.
"Chúng tôi sẵn sàng chết vì đất nước", ông nói. "Tình hình hiện tại còn tồi tệ hơn trước đây. Vậy chúng tôi sống trong tình trạng này hay chiến đấu? Lần này chúng tôi phải chiến đấu để giành chiến thắng. Chúng tôi tin rằng chiến đấu cùng với thế hệ trẻ sẽ mang đến chiến thắng".
Người biểu tình khẳng định sẽ tiếp tục thách thức chính quyền, với các cuộc biểu tình diễn ra tại ít nhất 7 quận ở Yangon hôm nay, cùng 5 thành phố và thị trấn khác trong khu vực.
Tại quận Bắc Okkalapa của Yangon, cuộc biểu tình mang hương vị âm nhạc khi các nghệ sĩ guitar, tay trống và ca sĩ mặc áo phông in hình Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, hát bài hát cách mạng tại buổi hòa nhạc ngẫu hứng.
Tại Bangkok, Thái Lan, hàng nghìn công nhân nhập cư Myanmar tập trung bên ngoài Văn phòng Liên Hợp Quốc. Nhiều người vẫy cờ của đất nước họ và giơ ảnh bà Suu Kyi.
Lao động nhập cư Myanmar biểu tình trước văn phòng Liên Hợp Quốc ở Bangkok, Thái Lan hôm nay. Ảnh: AFP .
Các cuộc biểu tình, đình công hàng ngày khiến hoạt động kinh doanh và hành chính bị tê liệt. "Chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta không đứng lên chống lại họ. Chúng ta phải vùng lên", một thủ lĩnh biểu tình nói với đám đông ở Dawei, miền nam đất nước.
Binh lính và cảnh sát Myanmar đêm qua đột kích một số quận ở Yangon và nổ súng, bắt ít nhất ba người ở quận Kyauktada. Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi xác nhận một số quan chức đảng bị bắt trong cuộc đột kích, nhưng không rõ số lượng.
Các binh sĩ đột kích nhà của luật sư từng làm việc cho NLD, nhưng không tìm thấy ông. Nghị sĩ NLD Sithu Maung đăng Facebook rằng lực lượng an ninh cũng tìm kiếm quan chức phụ trách thông tin của đảng là U Maung Maung, nhưng không tìm thấy.
"Anh trai của U Maung Maung bị cảnh sát và binh lính đánh đập. Cơ thể ông ấy bị treo ngược và tra tấn vì họ không tìm được ai để bắt", nghị sĩ nói.
Truyền thông nhà nước hôm nay cảnh báo các nghị sĩ trong quốc hội bị lật đổ liên quan nhóm Ủy ban Đại diện Pyidaungsu Hluttaw, tự xưng là chính phủ được bầu hợp pháp, cáo buộc họ phạm tội "phản quốc" và có thể bị kết án 22 năm tù hoặc tử hình. Những người liên lạc với họ có thể đối mặt 7 năm tù.
Biểu tình Myanmar nhìn từ vệ tinh Những bức ảnh vệ tinh cho thấy các cuộc biểu tình phản đối ở Myanmar vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau chuỗi ngày hỗn loạn vì đảo chính. Đám đông hôm 4/3 tập trung ở công viên thành phố City Park để phản đối và tổ chức lễ tưởng niệm Kyal Sin, 19 tuổi, bị cảnh sát bắn chết khi xuống...