Myanmar ân xá gần 25.000 tù nhân vì Covid-19
Myanmar tuyên bố thả 24.896 tù nhân để giảm bớt áp lực với các trại giam đông đúc khi Covid-19 bùng phát.
“Để kỷ niệm năm mới của người Myanmar, trên cơ sở nhân đạo và mong ước hòa bình của nhân dân, Tổng thống quyết định ân xá cho 24.896 tù nhân khắp cả nước”, văn phòng Tổng thống Myanmar U Win Myint ra tuyên bố hôm nay.
Một quan chức cấp cao phụ trách trại giam ở thủ đô Naypyidaw cho biết quyết định phóng thích các tù nhân sẽ được thực hiện ngay lập tức, song không nói thêm chi tiết. Thông báo nói thêm 87 tù nhân nước ngoài được ân xá sẽ bị trục xuất.
Cảnh sát Myanmar đeo khẩu trang đứng canh trước nhà tù Insein ở Yangon trước khi phóng thích tù nhân vào hôm nay. Ảnh: AFP.
Myanmar mọi năm vẫn ân xá cho hàng nghìn tù nhân để đánh dấu kỳ nghỉ lễ năm mới của nước này vào tháng 4. Tuy nhiên, đây là đợt phóng thích tù nhân quy mô lớn nhất.
Nhiều nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Colombia và một phần của châu Âu, đều quyết định phóng thích sớm hàng nghìn tù nhân do lo ngại các cơ sở giam giữ đông đúc, kém vệ sinh có thể trở thành ổ dịch Covid-19.
Video đang HOT
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 2,1 triệu người nhiễm, hơn 147.000 người chết. Myanmar là một trong những quốc gia có ca nhiễm nCoV thấp nhất Đông Nam Á, khi chỉ ghi nhận 85 ca nhiễm và 4 người tử vong.
Ngọc Ánh
Thủ tướng hoan nghênh đề xuất thành lập khu công nghiệp Việt Nam tại Myanmar
Trong cuộc gặp Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đề xuất thành lập một khu công nghiệp Việt Nam tại Myanmar.
Ngày 17/12, sau hội kiến với Tổng thống Myanmar U Win Myint, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội đàm với Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Tại hội đàm, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm chính thức Myanmar lần đầu tiên; chúc mừng những thành tựu quan trọng, ấn tượng về phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua, coi đó là niềm cảm hứng cho nhân dân Myanmar trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi chúc mừng Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu cao kỷ lục.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng lần đầu tiên tới thăm Myanmar; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Chính phủ và nhân dân Myanmar dành cho Thủ tướng cùng Đoàn đại biểu Việt Nam; chúc mừng những thành tựu có ý nghĩa của Chính phủ và nhân dân Myanmar về hoà bình, hòa giải dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng quan hệ đối ngoại; chúc Myanmar tổ chức Tổng tuyển cử năm 2020 thành công tốt đẹp.
Hai bên đánh giá cao quan hệ đối tác hợp tác toàn diện hai nước có nhiều bước phát triển mạnh mẽ; đặc biệt hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, cũng như các cơ chế hợp tác song phương, trong đó Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương và Tiểu ban hỗn hợp thương mại; hoan nghênh việc ký Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-Myanmar giai đoạn 2019-2024 trong dịp này.
Trao đổi về hợp tác an ninh-quốc phòng, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác về hải quân, quân y, công nghiệp quốc phòng, hậu cần, cứu hộ-cứu nạn, hợp tác quân-binh chủng, quản lý biên giới, tình báo quốc phòng; chống các loại tội phạm xuyên biên giới, khủng bố, di cư trái phép, rửa tiền...; không cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia; thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận về dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù, bảo vệ thông tin mật, pháp luật và tư pháp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Chính phủ Myanmar đã đồng ý nhập khẩu quả thanh long của Việt Nam theo mùa vụ; đánh giá cao việc vừa qua Myanmar đã tích cực tháo gỡ một số vướng mắc cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cố vấn Nhà nước Myanmar ghi nhận các đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tiếp tục tạo thuận lợi, giảm bớt rào cản kỹ thuật hàng xuất khẩu Việt Nam; thu hẹp danh mục các mặt hàng nhập khẩu Việt Nam cần xin giấy phép trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa khu vực đang phát triển; tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam được đối xử công bằng, được tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh hơn tại Myanmar; đẩy nhanh tiến độ cấp phép, có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư Việt Nam; tạo điều kiện cho các văn phòng đại diện, chi nhánh của các ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả tại Myanmar.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Myanmar đề xuất khả năng thành lập một khu công nghiệp Việt Nam tại Myanmar, đề nghị các bộ ngành và doanh nghiệp hai nước nghiên cứu cụ thể; khẳng định Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar, coi đây là thị trường trọng điểm trong tương lai, đồng thời hoan nghênh doanh nghiệp Myanmar đầu tư vào Việt Nam.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi phương hướng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác có nhiều tiềm năng như nông nghiệp, viễn thông, khai khoáng, năng lượng, xây dựng... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị giao các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác về nuôi trồng và chế biến thủy sản, sản xuất lúa, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản.
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi đồng ý xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam được triển khai cáp quang và hạ tầng viễn thông; tham gia các dự án công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước, các dự án phát triển xã hội, chính phủ điện tử; được đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí và cung ứng dịch vụ dầu khí; đầu tư trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, xuất khẩu và sản xuất vật liệu xây dựng cũng như các lĩnh vực tiềm năng khác.
Hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, ASEAN cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác như ACMECS, CLMV, GMS, EWEC... Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực; cam kết ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và nỗ lực xây dựng COC hiệu quả, thực chất và ràng buộc pháp lý.
Ngay sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký và trao 3 văn kiện hợp tác quan trọng, gồm Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-Myanmar giai đoạn 2019-2024, Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao và lễ trao Công hàm sửa đổi Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông của hai nước và cùng tiến hành gặp gỡ báo chí hai nước.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Myanmar xác nhận 41 ca nhiễm, 4 ca tử vong do mắc Covid-19 Myanmar đã có tổng cộng 41 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4 ca tử vong và 2 ca đã hồi phục. Hôm nay (13/4), Bộ Y tế Myanmar thông báo, nước này đã ghi nhận thêm 2 ca nhiễm và 1 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm phổi cấp Covid-19. Như vậy, cho đến nay, Myanmar đã...