Mỹ yêu cầu tạm dừng sản xuất vaccine tại nhà máy Emergent BioSolutions
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ ngày 19/4 đã yêu cầu tạm dừng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson tại nhà máy Emergent BioSolutions, nơi xảy ra sự cố làm hỏng 15 triệu liều vaccine vào tháng trước.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, nhà máy Emergent BioSolutions xác nhận FDA đã yêu cầu tạm dừng sản xuất vào ngày 16/4 vừa qua đối với loại vaccine một mũi của Johnson & Johnson. Theo yêu cầu của FDA, Emergent BioSolutions đã dừng việc sản xuất các nguyên liệu mới, cách ly lô hàng đã sản xuất tại cơ sở Bayview, ở thành phố Baltimore, thuộc bang Maryland cho đến khi hoàn tất quá trình điều tra.
Nhà máy Emergent BioSolutions ở Baltimore là nơi xảy ra sự cố nhầm lẫn thành phần vaccine của Johnson & Johnson và AstraZeneca khiến 15 triệu liều vaccine bị hỏng. Để tránh lặp lại sơ suất, Mỹ quyết định cho phép nhà máy chỉ sản xuất 1 loại vaccine của Johnson & Johnson. Tháng 3 vừa qua, Johnson & Johnson đã cử thêm chuyên gia đến nhà máy để giám sát công tác sản xuất vaccine và dự kiến sẽ cung cấp thêm 24 triệu liều vaccine trong tháng 4 này. Tuy nhiên, nhà máy Emergent BioSolutions tuyên bố chưa được nhà chức trách Mỹ cho phép sản xuất nguyên liệu bào chế vaccine của Johnson & Johnson.
Động thái trên là bước thụt lùi nữa trong chiến dịch tiêm phòng tại Mỹ, trong bối cảnh chính quyền đang tạm ngưng sử dụng vaccine của Johnson & Johnson sau khi ghi nhận 6 trường hợp bị đông máu, trong đó có 1 ca tử vong, sau khi tiêm phòng.
Mỹ dự kiến sẽ công bố quyết định có nối lại sử dụng vaccine của Johnson & Johnson hay không vào ngày 21/4. Trong khi đó, sau khi đánh giá 4 trường hợp bị đông máu sau tiêm, Cơ quan Dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) cũng sẽ đưa ra quyết định về độ an toàn của vaccine do Johnson & Johnson bào chế trong cuộc họp báo ngày 20/4.
Video đang HOT
Trước đó, EMA nhận định các trường hợp đông máu là quá ít so với con số 4,5 triệu người đã tiêm phòng vaccine của Johnson & Johnson trên toàn thế giới. Cùng chung quan điểm này, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci đánh giá đây là hiện tượng vô cùng hiếm, đồng thời cho rằng Mỹ nên nối lại việc sử dụng vaccine của Johnson & Johnson, kèm theo một số hạn chế hay cảnh báo.
Trong diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đến ngày 18/4, chính quyền đã chuyển vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ các nhân viên nước ngoài.
Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hứng chịu nhiều chỉ trích khi gặp khó khăn trong việc tiêm phòng cho hàng nghìn nhân viên ngoại giao đang làm việc tại 220 địa điểm ở nước ngoài. Các quan chức bộ này sau đó đã thừa nhận đang bị thiếu nguồn cung vaccine.
Trong bối cảnh chương trình tiêm phòng trong nước diễn ra nhanh chóng, nguồn cung vaccine cho các nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ ở nước ngoài cũng được đáp ứng đầy đủ. Một quan chức giấu tiên của bộ này xác nhận trong 3 đến 4 tuần tới, các nhân viên sẽ được tiêm phòng vaccine của hãng Pfizer hoặc Moderna và chương trình tiêm phòng sẽ hoàn tất vào giữa tháng 5.
Tính đến ngày 19/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã sử dụng hơn 211 triệu liều vaccine. Ước tính hơn 85 triệu người đã được tiêm đủ số mũi cần thiết.
* Tại Áo, nước này cho biết đang lên kế hoạch đến tháng 8, có thể cung cấp 651.000 liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho các quốc gia tại vùng Tây Balkan trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) tới các nước láng giềng và châu Phi.
Tháng 1 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch triển khai chương trình chia sẻ vaccine. Áo đã nhận trách nhiệm là bên điều phối chia sẻ vaccine cho các nước ở vùng Tây Balkan. Phát biểu tại họp báo, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg khẳng định số vaccine này không nằm trong chương trình tiêm phòng quốc gia, mà là số hàng EU công khai dành cho các đối tác. Dự kiến số vaccine này sẽ phân phối từ đầu tháng 5 tới những nước cần nhất. Bosnia và Herzegovina sẽ nhận được 214.000 liều vaccine, tiếp đó là Albania (145.000 liều), CH Bắc Macedonia (119.000 liều) và Serbia (36.000 liều).
Tiêm vaccine tăng cường sẽ là giải pháp cho cuộc chiến COVID-19
Những mũi tiêm vaccine tăng cường thường xuyên được cho là sẽ cần thiết trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 trong tương lai vì các biến thể xuất hiện ngày càng nhiều và dễ lây lan hơn.
Nghiên cứu sinh làm việc tại một phòng thí nghiệm giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 tại Anh. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, SARS-CoV-2 - chủng virus đã gây ra dịch bệnh cướp đi sinh mạng của ít nhất 2,56 triệu người trên toàn cầu kể từ khi xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2019 - đột biến 1 đến 2 tuần một lần. Mặc dù tốc độ đột biến của chúng chậm hơn virus gây ra cúm mùa hay HIV song điều đó cũng đủ để làm các vaccine hiện hành trở nên kém hiệu quả.
Bà Sharon Peacock - người đứng đầu chương trình giải mã trình tự gen virus SARS-CoV-2 của Anh (COG-UK) - cho biết cần một sự phối hợp quốc tế trong trò chơi "mèo đuổi chuột" với COVID-19.
"Chúng ta phải biết ơn rằng chúng ta luôn sẽ có những liều tiêm tăng cường. Khả năng miễn dịch đối với virus SARS-CoV-2 không kéo dài mãi mãi. Chúng ta đã phải điều chỉnh vaccine để đối phó với những tiến hóa của virus nhằm giảm khả năng lây lan và tăng cường phản ứng miễn dịch của cộng đồng", bà Peacock giải thích.
Vị chuyên gia cho biết bà tin rằng những mũi tiêm tăng cường - giống như những gì xảy ra với cúm mùa - sẽ là cần thiết trong tương lai để đối phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Từ khi thành lập trong năm ngoái đến nay, với sự giúp đỡ của đội ngũ cố vấn khoa học chính phủ Anh, COG-UK đã giải trình tự 346.713 bộ gen của virus, đóng góp cho tổng số 709.000 bộ gen trong nỗ lực toàn cầu.
Hiện 3 biến thể chính của virus SARS-CoV-2 đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu thế giới bao gồm biến thể B.1.1.7 lần đầu tiên phát hiện tại Anh, biến thể P1 lần đầu phát hiện tại Brazil và biến thể B.1.351 tại Nam Phi.
Giáo sư Peacock cho biết bà lo lắng nhất về biến thể virus của Nam Phi. "Biến thể này có khả năng dễ lây lan hơn và nó có đột biến gen gọi là E484K có liên quan đến việc giảm khả năng miễn dịch", nữ chuyên gia lý giải.
"Một trong những điều mà các chủng virus đã dạy tôi là tôi có thể mắc sai lầm - tôi cần phải khiêm tốn khi đón nhận những thông tin về chủng virus mà chúng ta còn biết rất ít về nó. Có thể trên thế giới này tồn tại những biến thể khác, và từ đó kéo theo các đại dịch khác trong tương lai. Tôi hy vọng với những bài học trong đại dịch hiện tại, chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn để phát hiện và ngăn chặn thảm họa sau này", Giáo sư Peacock cảnh báo.
Hàn Quốc gia hạn lệnh giãn cách, triển khai tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn lệnh giãn cách xã hội ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận cũng như ở các địa phương còn lại thêm hai tuần, từ ngày 15 - 28/3, song lệnh cấm tụ tập trên 5 người được nới lỏng. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19...