Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc tái áp đặt cấm vận Iran
Mỹ khởi động cơ chế yêu cầu Liên Hợp Quốc tái áp đặt cấm vận Iran theo với lý do Tehrran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 20/8, trong đó cáo buộc Iran “không tuân thủ một cách đáng kể” những điều khoản của Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân được Tehran ký với các cường quốc hồi năm 2015.
Điều này đánh dấu khởi đầu cho cơ chế tự động nối lại trừng phạt (snapback) trong JCPOA, hành động vốn bị các đồng minh châu Âu của Mỹ phản đối.
Nếu Hội đồng Bảo an không phê chuẩn nghị quyết kéo dài biện pháp nới cấm vận Tehran trong 30 ngày tới, toàn bộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trước JCPOA sẽ được tái áp đặt. Mỹ có thể dùng quyền phủ quyết để ngăn nghị quyết gia hạn nới cấm vận Iran.
Anh, Đức và Pháp hôm qua ra thông cáo chung khẳng định sẽ không ủng hộ yêu cầu tái áp đặt lệnh trừng phạt Iran do Mỹ đề xuất, cho rằng Washington không có quyền pháp lý để kích hoạt cơ chế tái cấm vận vì đã rút khỏi JCPOA từ năm 2018.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Pompeo sau phiên họp Hội đồng Bảo an hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích tuyên bố của các đồng minh châu Âu, cho rằng họ đã “chọn phe với lãnh đạo Iran”. “Không nước nào ngoài Mỹ có đủ can đảm và quyết tâm để đưa ra một nghị quyết”, ông nói thêm.
Động thái được thực hiện chỉ một tuần sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bác dự thảo do Mỹ đề xuất nhằm gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Iran vốn hết hiệu lực vào tháng 10. Điều khoản quy định thời hạn ngừng cấm vận vũ khí với Iran được Hội đồng Bảo an đưa ra trong Nghị quyết 2231, như một phần của JCPOA.
JCPOA được Iran ký với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc vào năm 2015 sau 15 năm đàm phán ngoại giao. Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc giảm bớt lệnh trừng phạt quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018 tuyên bố rút khỏi thỏa thuận vì “không hiệu quả”, đồng thời thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa với Iran bằng cách áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với nước này, bất chấp sự phản đối của các nước còn lại trong thỏa thuận.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA năm 2018, Iran liên tục phá vỡ cam kết trong thỏa thuận để đáp trả. Căng thẳng hai nước thêm trầm trọng sau khi Washington không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani hôm 3/1, khiến Tehran trả đũa bằng đòn tập kích tên lửa nhằm vào căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Liên Hợp Quốc hứng chỉ trích vì dùng từ 'da vàng'
Liên Hợp Quốc bị một số nhân viên cáo buộc phân biệt chủng tộc khi dùng từ "da vàng" trong một bảng khảo sát về vấn đề sắc tộc.
Bản "Khảo sát của Liên Hợp Quốc về phân biệt chủng tộc" đã được gửi tới hàng nghìn nhân viên hôm 19/8. Email đính kèm cho hay cuộc khảo sát được thực hiện như một phần trong "chiến dịch xóa bỏ phân biệt chủng tộc và đề cao sự tôn trọng" của Tổng thư ký Antonio Guterres.
Tuy nhiên, ngay trong câu hỏi đầu tiên, bảng khảo sát đã bị cáo buộc thể hiện quan điểm phân biệt chủng tộc của người phương Tây với người châu Á khi dùng từ "da vàng" như một lựa chọn về thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát. Các lựa chọn khác gồm da đen, da nâu, da trắng và đa sắc tộc, nhân viên của Liên Hợp Quốc cho biết.
Logo của Liên Hợp Quốc tại trụ sở ở New York, Mỹ, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
"Câu hỏi đầu tiên thật điên rồ, xúc phạm và khó hiểu. Tại sao một tổ chức đa dạng như Liên Hợp Quốc lại có thể chấp thuận câu hỏi này trong bảng khảo sát toàn hệ thống", một nhân viên giấu tên nói.
Erica Foldy, phó giáo sư tại Đại học New York, cho biết việc Liên Hợp Quốc sử dụng từ "da vàng" là không thể chấp nhận. "Dùng thuật ngữ 'da vàng' để chỉ người gốc Á là xúc phạm. Không nên sử dụng nó. Hãy nhớ ngôn ngữ liên quan đến chủng tộc rất phức tạp", Foldy nói.
Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết sẽ sửa đổi bảng khảo sát phù hợp với những "quan ngại chính đáng" đã được bày tỏ. "Chúng tôi thừa nhận việc xây dựng những câu hỏi với sự nhạy cảm cao hơn là rất cần thiết và sẽ ngay lập tức khắc phục", Dujarric nói.
Các tổ chức đang chịu áp lực ngày càng tăng để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong bối cảnh các cuộc biểu tình bùng lên ở nhiều quốc gia sau sự việc người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết hồi tháng 5 ở Mỹ.
Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về phân biệt chủng tộc Châu Phi kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra về phân biệt chủng tộc ở Mỹ Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sắp họp khẩn về tình hình Mỹ Biểu tình sắc tộc Mỹ đối mặt xung đột đảng phái Người Mỹ gốc Á chia rẽ vì biểu tình sắc tộc
Tổng thống Mali từ chức, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp kín khẩn cấp về tình hình tại Mali vào ngày hôm nay (19/8) sau khi quân nổi dậy tiến hành bắt giữ hàng loạt quan chức cấp cao của Mali và buộc Tổng thống đương nhiệm phải từ chức. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một...