Mỹ yêu cầu Australia làm rõ việc tham gia dự án Vành đai và Con đường
Mỹ đe dọa ngừng chia sẻ tin tình báo với Australia nếu nước này không làm rõ việc 1 bang của họ tham gia dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Hôm 23/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo nếu Australia không làm rõ việc bang Victoria tham gia dự án Vành đai-Con đường với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo. Ảnh: Getty.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Sky News của Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cảnh báo về khả năng có những rủi ro nếu tham gia các dự án trong khuôn khổ Vành đai-con đường do Trung Quốc khởi xướng. Đặc biệt nếu bang Victoria của Australia tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ sáng kiến này thì có thể sẽ đe dọa đến mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes mà Australia là một thành viên. Và nếu Mỹ cảm thấy không an toàn thì sẽ ngừng kết nối với Australia.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo nói: “Nếu dự án này tác động xấu tới năng lực bảo vệ thông tin liên lạc của các công dân hoặc mạng lưới an ninh của cộng đồng quốc phòng, tình báo thì chúng tôi sẽ ngừng kết nối, chúng tôi sẽ phải tách ra để bảo vệ sự an toàn cho mạng lưới đối với các thông tin quan trọng. Tôi hy vọng các bạn bè và đối tác trên toàn thế giới, đặc biệt là thành viên của nhóm Five Eyes trong đó có Australia sẽ làm điều tương tự”.
Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, người phát ngôn của Thủ hiến bang Victoria khẳng định bang này hiện tại “không và sẽ không tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai-Con đường”.
Video đang HOT
Năm 2018, chính quyền bang Victoria đã ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đến tháng 10/2019, bang Victoria đã thỏa thuận khung với Trung Quốc về việc tham gia “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21″.
Chính quyền liên bang Australia cho rằng bang Victoria đã vượt thẩm quyền khi tự đứng ra ký thỏa thuận quốc tế. Hôm nay (24/5), Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, chính phủ liên bang Australia không ủng hộ bang Victoria tham gia Sáng kiến Vành đai-Con đường và ký thỏa thuận này với Trung Quốc vào năm 2018. Thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh “các bang cần phải tôn trọng và công nhận thẩm quyền của chính quyền liên bang trong việc hoạch định chính sách đối ngoại”.
Không chỉ hành động vượt thẩm quyền, thỏa thuận mà bang Victoria ký với Trung Quốc liên quan đến Sáng kiến Vành đai-Con đường đều không được thông báo chi tiết cho chính quyền liên bang. Chính vì vậy mà chính quyền liên bang Australia không nắm được các lĩnh vực và dự án hợp tác cụ thể giữa hai bên. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton vừa yêu cầu chính quyền bang Victoria công khai các thỏa thuận. Trong khi đó thượng nghị sỹ Sarah Henderson thậm chí còn yêu cầu bang Victoria hủy bỏ thỏa thuận này.
Ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình Quốc phòng, Chiến lược và An ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia nhận định: Các dự án “hạ tầng cơ sở bây giờ không chỉ đơn thuần bao gồm bê tông và sắt thép” mà nó được kết nối với công nghệ số điều khiển các chức năng của nó. Vì thế các dự án cơ sở hạ tầng không chỉ đơn thuần là đường sá mà còn liên quan đến công nghệ thông tin, vấn đề mà chính quyền liên bang Australia buộc các công ty phải tuân thủ trong các thỏa thuận nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng, Australia từ chối không cho công ty Trung Quốc tham gia vào dự án phát triển mạng viễn thông 5G, Anh cũng đang tìm cách giảm sự tham gia của công ty Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G và việc Mỹ liên tục gây sức ép với các nước, đặc biệt là thành viên của mạng lưới tình báo Five Eyes không hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực viễn thông, việc bang Victoria của Australia tham gia Sáng kiến Vành đai-Con đường đang trở thành mắt xích dễ bị tổn thương khiến không chỉ chính quyền liên bang Australia mà cả đồng minh Mỹ phải lo ngại./.
Hàng loạt quốc gia nới phong tỏa
Nhiều quốc gia như Australia, Ấn Độ, Iran, Đức bắt đầu nới lỏng phong tỏa như cho phép mở lại một số hoạt động rủi ro thấp.
Tại Australia, ba bãi biển Sydney đã mở cửa hôm nay nhưng chỉ cho phép người dân tập thể dục. "Các hoạt động như ngồi chơi trên cát, tắm nắng hay tụ tập thành nhóm bị cấm", thị trưởng Daniel Said cho hay.
Người dân tắm biển ở bãi Coogee tại Sydney hôm 20/4 sau khi lệnh hạn chế được nới lỏng. Ảnh: AFP.
Ấn Độ cho phép một số hoạt động công nghiệp và nông nghiệp bắt đầu lại, dù quốc gia này hôm nay ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, với 1.553 ca và 36 ca tử vong.
Iran, nơi Covid-19 khiến ít nhất 5.000 người tử vong, một số quy định cách biệt cộng đồng được nới lỏng vào tuần trước vào hôm nay, một số trung tâm mua sắm lớn và đường cao tốc nội đô đã mở cửa lại. Các quầy kinh doanh từ trung tâm mua sắm thương mại cao cấp tới những ngõ hẻm ngoằn ngoèo trong chợ cổ Gran Bazaar ở Tehran đã mở cửa, nhưng chỉ được phép hoạt động tới 18h. Nhà hàng, phòng tập thể dục và những địa điểm khác vẫn đóng cửa.
Hàn Quốc hôm 19/4 kéo dài chính sách cách biệt cộng đồng thêm 16 ngày, nhưng gỡ bỏ một số hạn chế cho các cơ sở tôn giáo và thể thao từng bị cấm nghiêm ngặt. Nhiều người Hàn Quốc trở lại nơi làm việc, đổ tới các trung tâm thương mại, công viên và nhà hàng sau khi chính phủ nới lệnh cách biệt cộng đồng.
Israel cũng nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ hôm nay, cho phép mở lại một phần các cửa hàng cung ứng phần cứng, đồ điện tử và văn phòng phẩm. Các nhóm cầu nguyện ngoài trời không được tụ tập quá 19 người, đứng cách nhau hai mét. Chu vi hoạt động thể chất của một người cũng được mở rộng lên 500 mét từ nhà riêng. Trường học, tiệm cắt tóc, trung tâm mua sắm vẫn phải đóng cửa, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng và sẽ bị phạt tiền nếu không tuân thủ.
Tại châu Âu, các nước Đức, Ba Lan, Na Uy, Cộng hòa Czech và Albania bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa. Đức cho phép một số cửa hàng mở cửa. Chính quyền Na Uy cho rằng "đã khống chế được nCoV" và cho phép nhà trẻ và viện dưỡng lão mở cửa lại. Ba Lan cho phép mở cửa công viên và rừng, còn Cộng hòa Czech cho phép mở cửa chợ trời. Albania cũng quyết định cho mở lại một số hoạt động kinh doanh có nguy cơ thấp như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng nội thất, công ty sản xuất, tiệm hoa, trang sức, cửa hàng đồ chơi trẻ em.
Dù số ca nhiễm và tử vong ở Tây Ban Nha đã giảm nhưng quốc gia này vẫn quyết định giữ nguyên lệnh phong tỏa ít nhất tới 27/4, khi trẻ em được phép ra ngoài hít thở không khí. Còn Pháp, dù chính quyền cho rằng đã khống chế được nCoV nhưng các biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì ít nhất ba tuần nữa.
New Zealand dự kiến nới lỏng phong tỏa từ ngày 28/4, khi Thủ tướng Jacinda Ardern tự tin rằng nCoV không lây lan rộng trong cộng đồng. Số ca nhiễm nCoV mới của New Zealand gần đây giảm xuống chỉ còn một chữ số từ mức hàng chục ca mới mỗi ngày.
Thái Lan cũng có thể nới lỏng lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5 với những tỉnh không có ca nhiễm mới trong vòng hai tuần. Khoảng 35 trong số 77 tỉnh ở Thái Lan không xuất hiện ca nhiễm mới trong hai tuần qua, trong khi hôm nay nước này chỉ ghi nhận 27 ca mới, ít nhất trong vòng một tháng.
Hồng Hạnh
Dịch Covid-19 tại Australia giảm mạnh, một số bãi biển được mở cửa trở lại Bắt đầu từ ngày hôm 20/4, một số bãi biển tại thành phố Sydney đã được phép mở cửa trở lại để đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân. Quyết định này được đưa ra khi tình hình dịch Covid-19 tại Australia trong những ngày gần đây đang chuyển biến theo chiều hướng rất tích cực và số ca...