Mỹ: yêu ăn uống đến mức dành ra ngày lễ để “vinh danh” các món ăn
Một năm có 365 ngày, ngày nào ở Mỹ cũng là ngày lễ của một món ăn nào đó để người dân nước này có “cớ” mà ăn uống thoả thuê món mình thích.
Có một sự thật là các đất nước phương Tây, do “sinh sau đẻ muộn” mà không có nhiều những phong tục, tập quán truyền thống như các nước châu Á. Chính vì thế mà trong khi chúng ta háo hức đón chờ những ngày Tết, lễ lộc với biết bao những món ăn ngon phổ biến trong dịp này thì đối với phần còn lại của thế giới, đây cũng chỉ là một ngày như bao ngày. Có lẽ chính vì điều này mà nhiều trong số các nước phương Tây, cụ thể là Mỹ, đã tự tạo ra những dịp mà họ có thể… ăn thả ga nhiều món ăn yêu thích.
Đó là những ngày lễ “quốc khánh” của các món ăn. Rất nhiều những món ăn được người Mỹ yêu thích đã được dành riêng ra một ngày để “vinh danh”, và cho dù đây không phải là những ngày chính thức được công nhận bởi chính phủ thì nó vẫn gần như là “luật bất thành văn”. Cụ thể, trong những ngày này, món ăn nào được “vinh danh” sẽ được giảm giá, được tặng miễn phí, hoặc có nhiều ưu đãi hấp dẫn để các “thực thần” có thể thoả thuê ăn món mình thích.
Tháng pizza là tháng 10 hằng năm ở Mỹ.
Thậm chí, có những món không chỉ được vinh danh trong một ngày, mà còn được hẳn cả… tuần, cả tháng. Món nào càng được yêu thích thì có thời gian “ăn lễ” càng dài, ví dụ như Pizza có hẳn một tháng, kéo dài từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 31 tháng 10 hằng năm. Vào thời gian này, pizza được giảm giá, mua một tặng một hay thậm chí, nhiều chuỗi cửa hàng còn mở “giveaway” tặng pizza miễn phí cho người vô gia cư. Tin rằng trong những ngày lễ các món ăn thế này thì dù là ai cũng nên có cơ hội để ăn món mình yêu thích.
Những món như pizza được yêu thích nhiều đến mức có hẳn một tháng “ăn lễ”.
Trong thực tế, vào tháng 2 khi chúng ta còn đang háo hức về những món quà Tết, những món giò chả, những chiếc bánh chưng, bánh tét chiên, các loại mứt và những bữa tiệc “xịn” nhất trong cả năm với biết bao món ngon… thì bên Mỹ vẫn đã và đang “ăn lễ” của rất nhiều những món ăn khác nhau đấy. Hãy cùng chúng mình điểm qua một vài món ăn phổ biến được “vinh danh” ở Mỹ trong tháng 2 sắp tới nhé:
Ngày thứ 7 đầu tiên của tháng 2 – Ngày của Kem
Video đang HOT
Cụ thể, tên đầy đủ của ngày này là “Ice cream for breakfast”, nghĩa là mọi người sẽ ăn kem thay cho bữa sáng. Việc này có nghĩa là món kem ở Mỹ được yêu thích đến mức họ muốn ăn kem vào bất kì thời điểm nào trong ngày, song ai cũng biết như vậy thì không được lành mạnh cho lắm, nhưng nếu đấy chỉ là một ngày trong năm thì được. Vào dịp này, nhiều cửa hàng kem ở các bang Mỹ đã tuyên bố sẽ dùng số tiền bán kem được trong ngày này để làm từ thiện. Trong thực tế thì đây được xem là một trong những chiến thuật quảng bá tăng doanh thu, bởi vì tháng 2 ở Mỹ là mùa đông nên việc tổ chức ngày này có thể làm tăng đáng kể số lượng khách hàng ăn kem trong thời tiết lạnh giá.
Ngày 9 tháng 2 – Ngày bánh mì vòng (bagel)
Bagel là một loại bánh mì phổ biến như một món ăn sáng của người Mỹ. Nhiều người hay nhầm bagel với bánh donut, tuy nhiên cách làm hai món rất khác nhau. Bagel được luộc sơ trước rồi đem nướng, trong khi donut được chiên ngập dầu. Bagel có nguồn gốc từ cộng đồng người Do Thái gốc Ba Lan, đã trở thành một trong những món ăn sáng nổi tiếng với người Mỹ tương tự như xôi hay bánh mì Việt Nam vậy. Đây là loại bánh mà bạn có thể mua ở bất kì tiệm bánh nào vào giờ ăn sáng. Vào ngày bagel, nhiều tiệm bánh sẽ có chương trình khuyến mãi 1 tặng 1 hoặc tặng miễn phí cho một số khách hàng nhất định.
Ngày 19 tháng 2 – Ngày Chocolate bạc hà
Đối với một số người thì chocolate và bạc hà là một cặp đôi thiên mệnh hoàn hảo. Hai món ăn này kết hợp với nhau tạo nên một loạt những món ăn được yêu thích vô cùng như kem chocolate bạc hà, sữa lắc, bánh kẹo… Mùi thơm cay của bạc hà kết hợp với vị đậm đà ngọt ngào của chocolate hợp nhau đến mức người Mỹ dành hẳn một ngày vào tháng 2 để “vinh danh” hương vị tuyệt vời này.
Ngày 27 tháng 2 – Ngày của Dâu
Quả dâu được dùng trong rất nhiều những món ăn của người Mỹ. Hình ảnh các loại bánh trái với dâu thường xuyên được dùng trên tạp chí, ảnh minh hoạ. Mứt dâu là một trong những loại mứt nổi tiếng nhất, và quả dâu khi ăn không cũng đủ khiến người ta yêu thích. Vào dịp này, không chỉ dâu tươi mà tất tần tật các món tráng miệng được làm từ dâu đều được giảm giá.
Tạm kết:
Như vậy, nếu bạn hoặc gia đình đang có kế hoạch du lịch nước Mỹ vào khoảng thời gian sắp tới thì nên để ý những món ăn trên để có thể cùng người bản xứ tận hưởng những “phúc lợi” để ăn cả thế giới nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Budae Jjigae: món lẩu quốc dân người Hàn ai cũng biết nhưng lại có nguồn gốc thật buồn
Budae Jjigae hiện tại được xem như một món Hàn Quốc mà người ta sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra ăn, nhưng hiếm ai biết đến quá khứ xúc động vô cùng của nó.
Budae Jjigage được cho là một món ăn ngon với sự kết hợp tuyệt hảo giữa ẩm thực Mỹ và Hàn, bao gồm xúc xích, thịt bò đóng hộp, mì ramyun, kimchi và nước lẩu gia vị truyền thống. Món ăn này từng được xuất hiện trên drama Let's Eat của Hàn, là một trong những món ăn nổi tiếng mà du khách nước ngoài nào cũng được dặn là nhất định phải ăn thử khi đến Hàn Quốc. Thậm chí, có cả một con đường chính thức dành riêng cho món ăn này ở Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi (Hàn) với hàng chục quán chỉ bán mỗi Budae Jjigae hơn vài thế kỷ.
Budae Jjigae là một món ăn nhiều nguyên liệu phức tạp, là sự kết hợp hoàn hảo giữa ẩm thực Mỹ và Hàn.
Budae Jjigae của hiện tại có nhiều phiên bản, được người Hàn Quốc ăn rất thường xuyên do sự tiện dụng. Chỉ cần vào bất kì một cửa hàng tiện lợi nào, ta cũng có thể tìm thấy ba thành phần chính cho một tô budae jjigae giản tiện là mì gói, xúc xích và kimchi.
Một phiên bản budae jjigae giản tiện phong cách cửa hàng tiện lợi bao gồm xúc xích, mì, đậu hủ và kimchi.
Song, dù món ăn này nổi tiếng và được nhiều người yêu thích là thế nhưng lại có một quá khứ thật buồn và ám ảnh với người dân xứ Kim Chi. Đối với những người ông, người bà thuộc thế hệ trước của Hàn Quốc, hẳn sẽ không bao giờ quên được hệ quả đau thương mà cuộc chiến năm 1950 mang lại. Người dân khắp nơi đói khổ, bị chia cắt và phải đối mặt với sự thiếu thốn lương thực. Vào lúc tuyệt vọng nhất, có một món ăn đã đồng hành cùng họ, ấy là Budae Jjigae. Trong đó, "Budae" là "quân doanh" và "Jjigae" có nghĩa là "lẩu", "canh" hay "đồ hầm". Budae Jjigae có nghĩa là "món hầm quân doanh". Cái tên này được đặt theo cách mà nó được tạo ra.
Một hình ảnh của người Hàn sau chiến tranh năm 1957.
Sau chiến tranh năm 1950, người Hàn đã phải nhặt nhạnh và tìm mọi cách để có thức ăn cho bản thân và gia đình. Song do nguyên liệu khan hiếm, họ đành phải cậy nhờ vào các món đồ được tuồn ra một cách bất hợp pháp từ những doanh trại quân đội Mỹ đang đóng quân trong nước lúc bấy giờ.
Những món ăn như thịt hộp, xúc xích và đồ quân đội Mỹ tuồn ra được bán trong "chợ đen", và người dân phải đối mặt với vô số rủi ro khi tiêu thụ những món này. Điều đáng nói ở đây, những người dân Hàn Quốc thời đó không quen ăn những món ăn phương Tây, dù vậy họ vẫn phải cố tìm cách để thích nghi, hoặc chỉ có một con đường là chịu đói. Chính vì vậy mà món Budae Jjigae ra đời, như một cố gắng để biến những món ăn ngoại quốc xa lạ trở nên thân thuộc và có mùi vị quê hương hơn.
Được biết, chính vì những món thực phẩm đóng hộp được tuồn ra từ quân đội Mỹ thời bấy giờ là phạm pháp, rất nhiều quán ăn mọc lên đã phải để bảng hiệu là quán bán "chả cá", trong khi thực tế, sau quầy bán là rất nhiều những người dân đang xì xụp món budae jjigae. Cũng có nguồn tin cho rằng việc nấu đồ Mỹ trong sốt tương đỏ sậm của Hàn Quốc là để "ngụy trang" không bị chính quyền bắt được.
Budae Jjigae ban đầu chỉ có các món đồ hộp Mỹ "dầm" trong nước canh kiểu Hàn.
Có thể nói, đây là món ăn đã đi qua cùng người dân xứ Kim Chi trong những ngày gian khó nhất. Món ăn này đã gắn bó với người Hàn mãi đến những năm tháng sau này, khi đã phát triển vô cùng, và họ có thể nhập khẩu hợp pháp bất kì món đồ hộp nào mình muốn, thì món budae jjigae vẫn được xem như một biểu tượng thời chiến, và vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Người Hàn sau này bắt đầu thêm vào những món chả cá, mì, há cảo... khiến cho món budae jjigae hiện đại trông thật ngon miệng và "giàu có". Chính vì thế mà những du khách nước ngoài khi thưởng thức qua món này, chẳng ai có thể tưởng tượng được một quá khứ rất buồn như thế.
Món budae Jjigae hiện đại với vô vàn topping khiến người ta quên đi quá khứ đau lòng của nó.
Theo Trí Thức Trẻ
Muôn hình vạn trạng những loại donut ngon "lịm tim" khiến người Mỹ tiêu thụ hơn 10 tỷ chiếc mỗi năm Người Mỹ "cuồng" donut đến mức theo một thống kê của Hoa Kì thì đến năm 2011, đã có 10 đứa trẻ được đăng kí tên là "Donut" hoặc "Doughnut" trên giấy khai sinh đấy. Donut, hay Doughnut, theo mọi nghĩa, có thể được xem như một món bánh quốc dân gắn liền với văn hóa và lịch sử nước Mỹ. Donut được...