Mỹ xuất trình siêu máy bay không người lái SR-72
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc lo ngại, mục đích thực sự của máy bay trinh sát chiến lược siêu thanh không người lái SR-72 của Hoa Kỳ chính là để tiến hành công kích.
Chương trình truyền hình Bắc Kinh Trung Quốc dẫn lời ông Zhang Zhaozhong cho rằng mục đích trinh sát SR-72 chỉ đơn thuần là một kế sách đánh lạc hướng.
Theo hãng tin Want China Times (Đài Loan), chiếc máy bay do hãng Lockheed Martin đề xuất này được cho là có tầm bay tương tự máy bay trinh sát chiến lược dòng Blackbird SR-71, nhưng không có người lái và tốc độ tối đa đạt tới Mach 6 (hơn 2041 m/s).
Mô hình của máy bay SR-72
Video đang HOT
Ông Zhang khẳng định vận hành ở tốc độ quá cao sẽ giảm độ chính xác khi nhắm mục tiêu và làm mờ hình ảnh. Ngoài ra, việc chế tác SR-72 để tiến hành trinh sát là hoàn toàn không cần thiết do Mỹ đã sở hữu sẵn các vệ tinh và máy bay do thám không người lái lớp RQ-4 Global Hawk của công ty Northrop Grumman.
Trả lời trước các nghi vấn cho rằng sự phát triển của SR-72 là nhắm vào Trung Quốc, ông Zhang cho biết trước đó Mỹ đã từng làm điều tương tự với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng khi Xô Viết sụp đổ, Mỹ nhận ra rằng nước này quá lãng phí nguồn lực và sẽ không bao giờ tái diễn tình trạng này. Ông Zhang khẳng định thay vì vậy, SR-72 nhắm mục tiêu vào toàn bộ thế giới trong đó có Trung Quốc, “nếu nói chỉ nhằm vào Trung Quốc không thôi sẽ làm phóng đại tầm quan trọng của nước này quá mức”.
Tri Thông
Theo_PLO
Phi cơ Nhật, Philippines bay trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc
Nhật Bản và Philippines hôm nay tiếp tục triển khai diễn tập chung và lần thứ hai điều máy bay trinh sát tới khu vực Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông.
Máy bay trinh sát P-3C Orion của Nhật Bản hôm nay đỗ trên đường băng, chuẩn bị cất cánh để tham gia cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn với hải quân Philippines. Ảnh:AFP
Phi cơ trinh sát P-3C Orion của Nhật Bản và máy bay Islander thuộc hải quân Philippines tham gia diễn tập trong một nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại vùng biển cách đảo Palawan khoảng 93 km về phía tây bắc, AFP dẫn lời quan chức hai nước cho hay.
Phi cơ P3-C Orion, chở theo ba thành viên người Philippines, hôm qua cũng bay trong khu vực này, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý. Vụ việc khiến Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lên án động thái trên vì cho rằng chúng gây bất ổn ở Biển Đông.
Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, ông Hiromi Hamano, chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tuyên bố cuộc diễn tập chung thành công tốt đẹp. Phát ngôn viên Tổng thống Philippines Benigno Aquino kêu gọi các quốc gia khác "đừng nên coi những hoạt động này là hành vi đối đầu".
"Mục tiêu của cuộc diễn tập nhằm tăng cường khả năng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và ứng cứu thảm họa, không phải là để tiến hành các hoạt động giám sát", phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Bản nói.
Cuộc diễn tập chung giữa Philippines và Nhật Bản bắt đầu hôm 22/6 và kéo dài ba ngày. Hải quân Philippines cho biết sự kiện diễn ra trong không phận quốc tế và trên lãnh hải của quốc đảo này. Manila và Washington cùng ngày còn khởi động cuộc tập trận chung thường niên mang tên Hợp tác Huấn luyện và Sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT).
Nhật Bản lo ngại việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, khu vực có nhiều tuyến hàng hải liên quan đến Tokyo đi qua, sẽ khiến quốc đảo Đông Á bị cô lập. Tokyo còn có tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Vua tiêm kích thiết kế máy bay dưới "giá treo cổ" Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Công trình sư hàng không lỗi lạc Xô Viết Nhikolai Nhikolaievich Polikarpov (9/6/1892). Một con người có số phận rất éo le. Trước khi trở thành Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa và hai lần nhận Giải thưởng Stalin (danh hiệu cao quý nhất lúc bấy giờ), ông đã từng bị kết án...