Mỹ Xuân: ‘Tôi không lấy quá khứ bán vé số để PR’
“Tôi không hề nghĩ kể ra chuyện ngày xưa từng bán vé số để đánh bóng tên tuổi và để mọi người thương mình đâu. Tôi chỉ muốn nói, cuộc sống phải đi từ không có gì rồi sẽ có một chút gì đó”, Hoa hậu Mekong 2009 chia sẻ.
- Hiện nay có rất nhiều người mẫu lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh hay âm nhạc vì có một số cho rằng tuổi thọ nghề người mẫu ngắn, với chị thì sao?
- Với tôi thì tuổi thọ nghề người mẫu không ngắn. Ngắn hay không là do bản thân người làm nghề người mẫu cảm nhận và đam mê như thế nào thôi và cái chính là cách làm việc của họ nữa. Nghề người mẫu là một nghề tự do và rất thoải mái về thời gian. Hiện nay, có rất nhiều người mẫu năng động và đa năng nên việc một người mẫu hoạt động nhiều lĩnh vực như ca sĩ, diễn viên hay là công ty quảng cáo thì cũng không có nghĩa rằng tuổi thọ nghề người mẫu ngắn nên họ phải tìm cách để tồn tại ở lĩnh vực khác.
- Thành công ở lĩnh vực người mẫu, chị có nghĩ sẽ khẳng định khả năng của mình ở lĩnh vực điện ảnh?
- Khẳng định thì không hẳn mà mình phải có duyên và năng khiếu thì khi bước vào lĩnh vực điện ảnh mới thành công được.
- Những hình ảnh mà nhiều khán giả nhìn nhận về chị là gương mặt hiền lành, chân chất và rất thật thà. Nhưng để tồn tại và khẳng định mình trong giới showbiz hiện nay là điều không hề dễ dàng mà đặc biệt là ở sàn catwalk khi hàng loạt các chân dài trẻ tuổi xuất hiện ngày một nhiều và chấp nhận “con đường ngắn”. Chị phải làm gì để giữ vững được vị trí của mình?
- Với tôi, ngoài hiền lành chân chất thì phải uy tín. Mình ăn ở phải thì tổ sẽ đãi mình. Tôi nghĩ cũng không có gì bất công vì mỗi người có một quyền tự do và khi họ đi con đường ngắn nhất thì họ phải trả một cái giá. Còn với những người phải đổ mồ hôi và nước mắt thì không cần phải trả giá gì hết. Tôi không tán thành hay phản đối con đường mà người khác đi. Mỗi người một cách sống.
- Đồng ý là những ngôi sao đó chợt sáng rồi lại tắt nhưng để có một bước đệm đầu tiên là điều cực kì khó với những người làm nghệ thuật chân chính?
- Cũng không gọi hẳn là thiệt thòi cho những người chân chính nữa. Cái quan trọng là phải phấn đấu hết mình và làm mọi việc mà không thẹn với lương tâm.
Video đang HOT
- Từ một cô bé bán vé số trở thành hoa hậu là một quãng đường không hề dễ dàng, chị đã vượt lên mọi khó khăn đó bằng cách nào?
- Tôi nghĩ tới mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo hiền, hi sinh và không có tham vọng. Tôi đã luôn cố gắng học hỏi, trau dồi để có được như ngày hôm nay. Mỗi khi làm việc gì thì chỉ cần nghĩ đến Mẹ là tôi phải cố gắng hết mình để vượt qua dù điều đó có khó khăn và gian nan. Giấc mơ của tôi là sẽ làm tất cả mọi thứ vì mẹ.
- Là một người nổi tiếng nhưng chị không hề ngại ngần khi khẳng định mình đã từng bán vé số để phụ giúp gia đình. Có một số ý kiến tích cực cho rằng chị là người thẳng thắn, bình dị và rất đáng quý vì không ngừng học hỏi để vươn lên, nhưng có không ít ý kiến trái chiều cho rằng đây là cách PR cũng như tạo sự chú ý?
- Trước khi vào nghề người mẫu thì tôi đã làm rất nhiều nghề khác nhau. Lĩnh vực nào cũng có người hiểu mình và không hiểu mình. Tôi không bao giờ lấy nghề nghiệp hay cuộc sống quá khứ của mình để PR hay tạo sự chú ý. Nhưng cũng có rất nhiều người không bao giờ nhắc tới quá khứ của mình hoặc không bao giờ dám thừa nhận quá khứ của mình là đi lên từ một gia đình rất nghèo khổ, từng bán vé số….
Tôi nói lên điều này để an ủi những người đang bất hạnh thì đừng nên tuyệt vọng. Nếu luôn luôn cố gắng và phấn đấu thì thành công sẽ đến với mình. Những người mới bước chân vào nghề còn chưa có phương tiện đi lại, ở những nhà trọ lẹp xẹp không đủ tiền thuê nhà thì cũng giống như tôi trước kia thôi nhưng nhờ có Mẹ mà tôi đã phấn đấu hết mình để được như ngày hôm nay. Tôi không hề nghĩ kể ra chuyện ngày xưa mình từng bán vé số để đánh bóng tên tuổi và để mọi người thương mình đâu. Tôi chỉ muốn nhắc đến mọi người cuộc sống phải đi từ không có gì rồi sẽ có một chút gì đó. Đó cũng là cuộc sống của tôi.
- T uổi đời và tuổi nghề của chị không hề nhỏ. Mải mê với nghệ thuật đến khi nhìn lại thấy bạn bè đã lên xe hoa gần hết, chị có chạnh lòng?
- Trong đầu tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tới tuổi mình phải lấy chồng. Mục tiêu của tôi là sự nghiệp và lo cho Mẹ. Còn có chồng hay không điều đó không quan trọng với tôi, miễn sao xung quanh mình, bạn bè, người thân đều hạnh phúc thì tôi vui lắm rồi.
- Bước tiếp theo của chị trong năm nay là gì?
- Tôi có dự định đi học một lớp MC để tự tin hơn khi nói chuyện trước công chúng. Tôi cũng có mở công ty event và cũng có một vài lời mời làm MC nhưng tôi cũng chưa tự tin để đứng lên nói chuyện trong những show mình tổ chức. Đó cũng là lý do tôi muốn học lớp MC để tự tin hơn khi nói chuyện cũng như bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân chứ tôi không nghĩ sẽ lấn sân lĩnh vực MC hay ca sĩ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đánh con tàn nhẫn chỉ vì 20.000 đồng
Đi bán vé số bị thiếu 20.000 đồng, hai chị em T. bị người cha dùng dây trói vào chân giường rồi lấy khúc cây gần bằng nắm tay đánh túi bụi.
Ngày 5.4, em Huỳnh Thị T. T, 16 tuổi, ngụ ấp Ninh Thọ, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã phải bỏ nhà ra đi, trốn chui trốn nhủi trong nhà một người không quen biết. Khi chúng tôi gặp T, trên hai đùi, hai bắp chân và hai đầu gối của em còn chi chít vết roi. Em quệt nước mắt kể: "Em con cũng bị đánh y như vậy. Chỉ vì tụi con nộp tiền bán vé số thiếu 20.000 đồng".
Đùi trái, đùi phải của em T hằn rõ vết thương
Theo lời kể của cô bé tội nghiệp: nhà T. nghèo nhưng có tới 6 anh chị em. Anh lớn nhất của T. đã 22 tuổi, còn em út mới 6 tuổi. T. là con thứ tư trong gia đình, học hết lớp 6 là nghỉ, mấy năm nay cô bé ở nhà đi bán vé số dạo. Mẹ T. cũng đi bán vé số dạo ở tận Long An từ khoảng 5 năm nay, hai ba tháng mới về thăm nhà một lần.
Cha T. ở nhà trồng bắp và làm thuê. Mấy năm nay, chiều nào cũng vậy, cha T. dùng xe máy chở T., em gái và đứa em trai kế tên Huỳnh N. Tr. Gi, năm nay đã 12 tuổi mà "học hoài không lên khỏi lớp 1" và cả đứa em út tên Huỳnh T. B. L. còn đang học mẫu giáo đến các quán ăn, quán nhậu để bán vé số. "Cha thả tụi con ở gần quán, rồi đứng đó chờ. Tụi con bán xong, ra đưa tiền cho cha rồi cha chở đi bán ở quán khác"- T giải thích.
Hỏi nguyên nhân dẫn đến việc mấy chị em bị đòn lần này, T. cho biết: Chiều 5.4, cha T. đi trả tiền cho đại lý vé số, phát hiện bị thiếu 20.000 đồng. Tức giận, vừa về tới nhà, ông kêu chị em T. ra tra vấn: "Tại sao thiếu tiền? Đứa nào ăn cắp, không khai tao đánh tới chết". Hai chị em T. nói không biết tại sao. Theo T. suy đoán có lẽ tại đứa em út còn nhỏ, chưa biết mặt tiền, nên bị người ta gạt hay là nó thối lộn tiền cũng nên.
Thế nhưng cha T. thì không chấp nhận lý do gì, ông lấy dây cột bò trói chân hai chị em T. và Gi vào chân giường rồi lấy khúc cây gần bằng nắm tay đánh túi bụi. Sau đó, ông ta bảo hai đứa con tội nghiệp phải đi kiếm cho ra 20.000 đồng đó "không thôi tao bóp cổ chết mẹ luôn". Nhưng hai chị em T. biết tìm đâu cho ra. Chiều tối, khi được cha chở đi bán vé số, lợi dụng lúc cha đứng ngoài đầu hẻm chờ, T. thừa lúc ông sơ ý, cắm cổ chạy đại vô nhà người ta để trốn.
T cho biết hiện các vết thương của em vẫn còn rất đau nhức. Em dự tính xin chủ nhà cho ở ké vài ngày chờ cho bớt đau rồi sẽ... "trốn xuống Sài Gòn" kiếm việc làm thuê cho các quán ăn.
Hông trái của em Gi cũng bị bầm tím
Chị Lê Thị B. K. chủ quán ăn gia đình- nơi em T. "tị nạn" kể lại: "Có một lần, tôi đang ngồi trông chừng quán thì thấy con bé bị cha nó rượt chạy qua ngang trước cửa quán và dùng nón bảo hiểm phang nó. Sau đó, cha nó lên xe, chở hai đứa nhỏ em nó đi, bỏ nó đi bộ một mình. Chạy được một đoạn, không hiểu sao, ổng ngừng lại cho nó lên xe.
Nhưng khi nó ngồi lên xe, ổng lại cầm nón bảo hiểm táng vào đầu, lưng con bé hai cái. Mấy ngày sau, khi nó vào quán bán vé số, tôi mới hỏi thăm về việc nó bị đánh. Thấy tội nghiệp tôi mới dặn nó, nếu có bị cha đánh thì vào đây trốn. Thế là tối hôm qua, tôi đang bán thì nghe người nhà nói có một con bé bán vé số chạy trốn sau hè. Tôi kêu lên hỏi chuyện nó mới khóc, kể lại chuyện hai chị em nó bị cha đánh vì mất 20.000 đồng. Nó xin ở lại vài ngày nên tôi cho nó ở".
Phần vé số em T. bán chưa hết, vợ chồng chị K. phải chia nhau ra đi bán phụ và giữ hộ tiền cho em. Để tránh phiền phức, chị K. đã cẩn thận trình báo với Công an phường và Công an xã Ninh Sơn - nơi gia đình em T trú ngụ. Thương cô bé, chị K. cũng muốn giúp đỡ bằng cách nhận em vào phụ việc trong quán nhưng vì T. chưa tới tuổi trưởng thành nên chị cũng còn e ngại.
Chiều 6.4, chúng tôi cùng hai công an viên xã Ninh Sơn đến nhà T. thì thấy cha của em đang nằm đu đưa trên võng. Ông khai tên Huỳnh Ngọc Hùng, năm nay 43 tuổi, ông thừa nhận về việc đã trói và đánh hai con, biện minh là do mình nóng tánh.
Người cha bạo hành này vẫn còn tỏ vẻ rất hậm hực, kể lể: "Mỗi ngày, tôi nhận vé số, rồi chia ra cho ba đứa con đi bán. Bán xong, về nhà tôi lấy dây thun cột tiền lại thành từng xấp, mỗi xấp 100.000 đồng. Nhưng không hiểu vì sao, khi đến nơi trả tiền thì có hai xấp bị thiếu, mỗi xấp một tờ 10.000 đồng". Ông quả quyết là do mấy đứa con lấy cắp. Khi chúng tôi hỏi ông có bắt gặp tận tay không thì ông trả lời: "Không! Chỉ đoán vậy thôi".
Trận đòn không chỉ khiến một mình em T bị "bầm giập" mà cả Gi- cậu bé 12 tuổi cũng "te tua" theo chị bởi các vết thương trên mình. Cậu bé vén áo cho chúng tôi xem, bên hông trái của em còn hằn rõ vết bầm tím. Bên bắp chân phải của em cũng vậy. Những vết thương còn nhìn thấy khá rõ trên làn da non nớt.
Công an xã Ninh Sơn đã lập hồ sơ đề nghị xử phạt hành chính ông Hùng 1 triệu đồng về hành vi ngược đãi con, đồng thời đề nghị lãnh đạo xã chỉ đạo các đoàn thể, ngành chức năng có liên quan thường xuyên đến giáo dục, nhắc nhở ông Hùng không được tiếp tục vi phạm.
Theo Tây Ninh Online
Chuyện những người "trốn" Tết Sài Thành Cuối năm vật giá leo thang, công việc thất thường mà lương thưởng "bọt bèo", nhiều công nhân đành đón những chuyến xe về cố hương ăn tết sớm. Còn gần hai tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng tại các bến xe khách lớn nhỏ ở TP.HCM đã có khá nhiều hành khách tất tả đón xe trở lại quê nhà....