Mỹ xoay trục, sợi xích nóng cắt phá đường lưỡi bò
Sự hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh với Ấn Độ đang hình thành một trục mới, mà tại đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ bị thập diện mai phục.
Sợi xích sắt nóng phá vỡ đường lười bò 9 đoạn
Song song với sự bành trướng và ngày càng bá quyền của Trung Quốc, những cường quốc tại châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu có những chuyển biến về việc thay đổi chiến lược liên minh quân sự của mình.
Đáng chú ý nhất trong đó là Nhật Bản. Thay vì chỉ lựa chọn những quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh để kết làm đồng minh, Nhật Bản bắt đầu quyết tâm tham gia vào cuộc chơi một cách quyết liệt hơn, bằng cách tự nâng cao sức mạnh và khả năng can thiệp của mình.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thúc đẩy thay đổi Hiến pháp, cho phép nới rộng quyền hạn của lực lượng phòng vệ nước này, đồng thời hối thúc sự thông qua quy định về quyền phòng ngự tập thể – cho phép Nhật Bản tham gia vào những cuộc chiến mà không liên quan đến họ… Những điều này đã cho thấy Nhật quyết tâm giành lấy một vị thế lớn hơn trong khu vực.
Quyết tâm này của nước Nhật đã khẳng định với những nước xung quanh thấy một điều: nếu lựa chọn sự đối đầu trực tiếp với Trung Quốc và nếu cần một người đồng minh, một người bạn, Nhật hoàn toàn sẵn sàng trở thành người đồng đội trong cuộc đấu tranh với gã khổng lồ xấu tính. Hành động ấy của Nhật khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy yên tâm và sẵn sàng tìm đến, đi tiên phong là Philippines.
Hạm đội 7 của Mỹ thường trú tại khu vực gần biển Nhật Bản
Còn Việt Nam, dù vẫn duy trì đường lối không liên minh quân sự với một nước để chống lại nước thứ ba, nhưng sự bá quyền của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản tự đứng lên khẳng định mình và đương nhiên Việt Nam có sự nhìn nhận mới về việc này.
Tiếp sau Nhật Bản, một loạt các quốc gia tại châu Á có hoạt động ngoại giao con thoi. Hàn Quốc – Nhật Bản tuyên bố tăng cường hợp tác toàn diện, đảm bảo an ninh chung cho khu vực. Australia – Nhật Bản, Australia – Hàn Quốc ra hàng loạt các thỏa thuận hợp tác quân sự, mới nhất là hợp tác chế tạo tàu chiến, tàu ngầm với Nhật Bản.
Như vậy, tại châu Á – Thái Bình Dương, sự liên minh tay đôi đang chồng chéo lên nhau, và theo tính chất bắc cầu, thì những quốc gia này đã tạo thành một liên minh quân sự trên biển rất mạnh và hoàn toàn có thể xuất quân hỗ trợ nhau như cách làm của các nước thành viên NATO, chỉ có điều họ chưa thấy cần thiết để thành lập liên minh quân sự châu Á – Thái Bình Dương một cách chính danh.
Tuy nhiên, đằng sau tất cả sự kết hợp của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines thì lại là một sự ràng buộc chặt chẽ về quân sự với Mỹ. Qua đó có thể thấy, những mối quan hệ này khởi nguồn từ Mỹ, và đây là cách họ chuyển trục.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ về quân sự với Australia
Phải nói rằng châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn một số quốc gia nghi kỵ với nước Mỹ, nhưng họ không nghi kỵ với đồng minh của Mỹ. Những sự liên minh vắt chéo ấy đảm bảo một điều rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ có hệ thống đồng minh trên toàn bộ khu vực họ cảm thấy cần thiết để cô lập Trung Quốc.
Thêm một trục Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương
Kiềm chế Trung Quốc chỉ ở mặt Thái Bình Dương thôi là chưa đủ, bởi từ Biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn có thể vươn qua eo Malacca để bành trướng tới Ấn Độ Dương.
Việc chính quyền quân sự đang làm chủ Thái Lan có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Campuchia có quan hệ tốt với Trung Quốc, và việc Trung Quốc lên kế hoạch xây kênh đào nhân tạo ở Thái Lan nhằm thay thế vai trò của eo Malacca cho thấy dã tâm hướng Ấn Độ Dương của cường quốc này.
Ấn Độ Dương cũng là đại dương Mỹ ít có ảnh hưởng nhất. Bài toán đặt ra là phải có một sự quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền Mỹ và Ấn Độ, bởi chỉ cần thân thiết với quốc gia này, Mỹ đã có thể tạo ảnh hưởng từ xa với đại dương quan trọng trên huyết mạch hàng hải Đông – Tây này.
Có thể coi rằng Mỹ đã gặp đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa ở Ấn Độ Dương, khi Tân Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền. Nỗ lực tạo thiện cảm của Mỹ với Ấn Độ từ thời Thủ tướng tiền nhiệm đã được ông Modi ghi nhận, và ngay lập tức, vị Thủ tướng mới này muốn đi Mỹ để “làm mới quan hệ.”
Đồng thời, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên mà ông Modi sẽ đến thăm sau khi nhận chức lãnh đạo Ấn Độ. Nhật Bản, Ấn Độ, và những mối quan hệ đồng minh mà Nhật Bản đang có, những sự liên kết này gợi nên một liên tưởng về một trục mới: châu Á – Ấn Độ Dương đang dần hình thành.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ sẽ không khó khăn gì để kết nạp thêm Ấn Độ vào câu lạc bộ những người bạn tốt của mình. Vì sao lại là thời gian ngắn? Bởi lẽ, Ấn Độ cũng như Nhật Bản, đang khao khát một vị trí xứng tầm hơn trong khu vực, và họ cũng có những mối nguy với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Thêm Ấn Độ, có thể nói rằng đường ra đại dương của Trung Quốc khép lại từ đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc đến Ấn Độ làm thân sau khi Tân Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền
Tuy nhiên, việc Mỹ đẩy mạnh vòng kim cô vào Trung Quốc sẽ càng khiến quốc gia này khẩn trương hơn trong việc chiếm biển, họ sẽ phải làm càng nhanh càng tốt, chiếm được càng nhiều, xây được càng nhiều căn cứ quân sự càng tốt, bởi họ lo ngại rằng để dây dưa, Mỹ sẽ nhanh chóng biến cả Đông Nam Á thành đồng minh của mình.
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiển cận của giới lãnh đạo Bắc Kinh, bởi càng sốt ruột, Trung Quốc càng ngang ngược, và càng ngang ngược thì những hành động của họ càng thiếu suy nghĩ, thiếu chiến thuật.
Các quốc gia Đông Nam Á – người bị bắt nạt nhiều nhất sẽ nhanh chóng tỉnh khỏi cơn mê và thôi hi vọng vào việc giải quyết mọi vấn đề với Trung Quốc bằng đối thoại.
Và một khi đã tỉnh cơn mê, bản thân sự đoàn kết của Đông Nam Á đã là một thử thách mà Trung Quốc khó có thể vượt qua, chưa kể đến sự liên minh của khu vực này với các thế lực bên ngoài.
Ở cục diện Biển Đông có thể thấy, Mỹ đang được hưởng lợi từ chính sự hung hăng của Trung Quốc, còn về phía người khổng lồ này, họ đang cô độc đến mức đáng sợ. Mà trong thế kỷ 21 này, có hai trường hợp để dẫn tới sụp đổ một quốc gia: một là bị cô lập, hai là tự cô lập.
Theo Báo Đất Việt
Chiến lược đâm va nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc đã chuyển từ chiến lược "cắt lát salami" chiếm dần Biển Đông sang chiến lược đâm va.
Một tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va, gây thiệt hại.
Sau khi tạo một "sự thật" mới bằng cách đưa một giàn khoan dầu vào vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đang nhấn mạnh tới thực tế mà nước này đang tạo ra. Đầu tiên là vào tháng trước, Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam.
Gần đây, Việt Nam đã công bố một đoạn video ghi lại một vụ việc khác vào ngày 1/6, khi một tàu Trung Quốc đâm một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam.
Khi đưa tin về vụ việc, tờ Wall Street Journal bình luận: "Vụ đâm va mới nhất... cho thấy Trung Quốc sẽ không giảm bớt các hành động tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích mạnh từ giới chức cấp cao Úc, Nhật, Mỹ tại đối thoại Shangri-La gần đây, vốn quy tụ các bộ trưởng quốc phòng và các lãnh đạo quân đội".
Đã đến lúc phải chấp nhận rằng điều mà Trung Quốc đang làm là một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho chính sách của Trung Quốc. Chúng ta đã qua đi quá xa cái ngưỡng mà chế độ của Trung Quốc nên được thông cảm vì các ý kiến cho rằng Trung Quốc không phải là một khối thống nhất - một quan điểm biện minh cho việc cơ chế kiểm soát khủng hoảng của Trung Quốc bao gồm 2 nhân tố: quân đội tạo khủng hoảng và bộ ngoại giao giải quyết những chỉ trích.
Quan điểm đó giúp xóa bỏ trách nhiệm của Trung Quốc về chính sách đâm va liều lĩnh. Chúng ta hãy xem những gì Bắc Kinh nói. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc lớn và quan trọng, nhưng những cường quốc như vậy phải có trách nhiệm với những gì mà quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan năng lượng của họ làm trên danh nghĩa nhà nước.
Nếu Biển Đông là nồi lửa của châu Á, như chuyên gia Robert D. Kaplan - trưởng nhóm phân tích địa chính trị của Công ty phân tích thông tin toàn cầu tư nhân Stratfor - từng ví von, thì sức nóng trong nồi lửa đang gia tăng.
Cuốn sách "Asia's Cauldron" của ông Kaplan đã ra mắt được vài tháng, cho thấy một dự đoán hoàn hảo cho những gì đã và đang xảy ra trong vài tuần qua khi Việt Nam bị tấn công.
Khi nhận định về các quốc gia châu Á, ông Kalplan viết: "Tất cả phụ thuộc vào Việt Nam". Kalplan đã trích dẫn bình luận của một quan chức hàng đầu của Mỹ về lập trường của ASEAN: "Malaysia đang tỏ ra kín tiếng, trong khi Brunei đã giải quyết được vấn đề với Trung Quốc. Indonesia không có chính sách ngoại giao rõ ràng về vấn đề này, Philippines có ít quân bài để đánh bất chấp các tuyên bố cứng rắn của Manila, còn Singapore có khả năng nhưng lại thiếu quy mô".
Nhưng ASEAN không thể bỏ rơi Việt Nam giống như cách khối này đã làm đối với Philippines hồi năm ngoái. Chấp nhận rằng đâm va là chính sách chính thức của Trung Quốc, được sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao nhất, vậy ASEAN có thể làm gì?
ASEAN có thể thay đổi cuộc chơi
Đông Nam Á cần thay đổi cách đối phó của khối với Trung Quốc, từ bỏ chính sách không hiệu quả là cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Bắc Kinh. Dù là cắt lát hay đâm va, Trung Quốc cũng đang tạo ra thêm "các sự thật" để tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc không muốn bất kỳ một thỏa thuận đa phương nào. Bắc Kinh cho rằng đã phạm sai lầm khi nhất trí về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sẽ không tham gia Quy tắc ứng xử (COC).
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc rất am hiểu về Biển Đông, đã chia sẻ một số quan điểm về việc làm thế nào để ASEAN có thể thay đổi cuộc chơi.
Trong một bài thuyết trình tại Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur, Malaysia hồi đầu tháng 6, ông Thayer nhấn mạnh rằng nỗ lực COC chỉ lãng phí công sức của ASEAN vì Trung Quốc sẽ khiến nỗ lực đó không thành hiện thực.
Tiến trình COC đã dẫn tới những chia rẽ trong ASEAN và các quốc gia đòi chủ quyền trong khối. Việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với Biển Đông và các hành động hung hăng gần đây khi huy động các tàu quân sự được trang bị vũ khí và máy bay quân sự giờ đây là cản trở lớn đối với việc kiểm soát tình hình ở Biển Đông.
Theo giáo sư Thayer, ASEAN nên từ bỏ nỗ lực không mang lại kết quả với Trung Quốc và đàm phán một thỏa thuận trong nội bộ khối. 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á có thể giải quyết các tranh chấp biển và lãnh thổ với nhau, dựa theo thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines gần đây, vốn phân chia biên giới biển tại Biển Celebes và Mindanao.
Ông Thayer cho rằng một bộ quy tắc mới có thể tồn tại cạnh Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do, Trung lập (ZOPFAN, 1971), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1976), và Hiệp ước không vũ khí hạt nhân tại Đông Nam Á (1995).
Một bộ quy tắc mới cho các quy định hàng hải tại Đông Nam Á có thể tăng cường sự đoàn kết và liên kết của khối, thúc đẩy sự độc lập của khu vực và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
Việc khởi động tiến trình này có thể thay đổi giọng điệu của luận cứ, ít nhất là bằng cách đưa ASEAN xích lại gần nhau. Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục chính sách đâm va, nhưng sẽ vấp phải một sự phản ứng của ASEAN dựa trên thỏa thuận đoàn kết, hợp pháp và đàm phán. Đó là một phản ứng đáng gờm đối với Trung Quốc.
Theo Dantri
Mục đích các hành động của Trung Quốc là gì? Chuyên gia Martin của Đại học Washburn cho rằng, việc Trung Quốc khăng khăng duy trì giàn khoan tại Hoàng Sa hơn một tháng nay cho thấy nước này có vẻ như đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực. "Bằng cách triển khai những giàn khoan như vậy, họ dường như đang nghĩ rằng có thể thay đổi thực tế, nhằm...