Mỹ xóa nợ 4,8 tỷ USD cho sinh viên
Ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo chính phủ nước này sẽ xóa khoản nợ trị giá 4,8 tỷ USD cho 80.300 sinh viên.
Các sinh viên tại lễ tốt nghiệp Trường đại học Howard ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Tổng thống Biden cho biết quyết định trên là kết quả của việc Bộ Giáo dục Mỹ điều chỉnh các kế hoạch trả nợ theo thu nhập cũng như chương trình “Xóa nợ đối với các khoản vay dịch vụ công”. Như vậy, tổng số tiền mà Chính phủ Mỹ xóa nợ cho sinh viên đến nay lên tới 132 tỷ USD, đem lại lợi ích cho hơn 3,6 triệu người Mỹ.
Theo Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona, thời gian tới chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình xóa nợ cho sinh viên.
Kế hoạch xóa một phần nợ sinh viên được Tổng thống Biden công bố vào tháng 8/2022 theo cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020. Theo đó, Chính phủ Mỹ sẽ xóa nợ 10.000 USD đối với khoản nợ của những người có mức lương dưới 125.000 USD/năm. Đối với các cựu sinh viên đã được nhận trợ giúp liên bang trong thời gian học đại học trong khuôn khổ chương trình trợ cấp Pell, số nợ được xóa là 20.000 USD.
Học phí tại các trường đại học ở Mỹ khoảng từ 10.000 đến 70.000 USD mỗi năm và sinh viên sau khi tốt nghiệp thường gánh một khoản nợ lớn. Theo ước tính của Chính phủ Mỹ, khoản nợ trung bình đối với sinh viên đại học Mỹ sau khi tốt nghiệp là 25.000 USD.
Kế hoạch trên của Tổng thống Biden vẫn đang gây nhiều tranh cãi tại Mỹ. Đảng Cộng hòa cho rằng kế hoạch này lãng phí ngân sách có thể sử dụng cho các mục đích khác hiệu quả hơn. Tranh cãi giữa các chuyên gia và các nhà kinh tế cũng gia tăng, đặc biệt vì hiện vẫn chưa rõ số nợ đã trả từ những người trong diện được áp dụng chính sách xóa nợ này.
'Cứu' đại dương khỏi ô nhiễm, sinh viên Mỹ nhận giải thưởng quốc tế
Giải thưởng danh giá Stockholm Junior Water Prize năm 2023 đã thuộc về sinh viên Naomi Park, người Mỹ, nhờ nghiên cứu về phương pháp loại bỏ CO2 và dầu tràn ra khỏi đại dương.
Nghiên cứu của Naomi Park đã giúp giải quyết nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường mang tính cấp bách nhất hiện nay. Ảnh: siwi.org
Buổi trao giải diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Nước thế giới được tổ chức ở Stockholm. Đây là sự kiện thường niên tập trung vào vấn đề phát triển và bảo vệ nguồn nước.
Theo Viện nghiên cứu nước quốc tế Stockholm, mỗi năm, đại dương hấp thụ khoảng 33% lượng phát thải CO2 trong không khí và hứng chịu 1,3 triệu gallon (khoảng 4,9 triệu lít) dầu tràn. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu của Naomi Park đã phát triển được phương pháp có thể đồng thời loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm môi trường đại dương nói trên.
Phát biểu tại lễ nhận giải, Naomi Park chia sẻ đã nghiên cứu vấn đề này từ khi còn là học sinh trung học phổ thông và nhận thấy có tiến triển khả quan để đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Thông báo của Ban giám khảo cho biết nghiên cứu của Naomi Park đã giúp giải quyết nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường mang tính cấp bách nhất hiện nay. Việc loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm được thực hiện bằng cách sử dụng loại mút xốp Styrofoam mềm và nhẹ để tạo thành công cụ giống như mút xốp bọt biển. Công cụ này có thể thẩm hút cả CO2 và dầu tràn để loại bỏ chúng ra khỏi đại dương. Naomi Park đã xây dựng và thử nghiệm phương pháp này trong nhiều điều kiện khác nhau, thậm chí tạo những con sóng biển giả để đánh giá hiệu quả. Các lần thử nghiệm đều đem lại kết quả ấn tượng.
"Stockholm Junior Water Prize" là giải thưởng quốc tế dành cho học sinh sinh viên trong độ tuổi từ 15 đến 20, với các công trình nghiên cứu và giải pháp nhằm xử lý các thách thức lớn đối với an ninh nguồn nước.
WB cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đột ngột tại những nước nghèo Ngày 1/12, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass cho biết các nước nghèo nhất thế giới hiện đang nợ 62 tỷ USD đối với các chủ nợ song phương chính thức, tăng 35% so với năm ngoái, đồng thời cảnh báo gánh nặng này đang làm tăng nguy cơ vỡ nợ. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass...