Mỹ xin lỗi vụ giết nhầm 24 binh sĩ, Pakistan mở lại tuyến tiếp viện cho NATO
Pakistan dự kiến sẽ mở lại các tuyến đường tiếp viện cho các lực lượng do NATO dẫn đầu tại Afghanistan sau khi Washington xin lỗi vụ giết nhầm 24 binh sĩ Pakistan hồi tháng 11 năm ngoái.
Các xe chở nhiên liệu cho lực lượng NATO tại Afghanistan đậu tại thành phố cảng Karachi, Pakistan.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công bố thông tin trên tại Washington sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Pakistan Hina Rabbani Khar.
“Tôi gửi những lời chia buồn chân thành tới gia đình các binh sĩ đã thiệt mạng”, bà Clinton nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi xin lỗi về những mất mát của quân đội Pakistan. Chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Pakistan và Afghanistan để tránh lặp lại vụ việc một lần nữa, bà Clinton cho biết.
Video đang HOT
Cuộc tranh cãi nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái sau khi 24 binh sĩ Pakistan thiệt mạng trong các vụ không kích nhầm của Mỹ nhằm vào 2 chốt kiểm soát ở biên giới Afghanistan. Pakistan sau đó đã đóng cửa các đường tiếp viện nhằm phản đối các vụ không kích của Mỹ.
Các tuyến đường tiếp viện ngày càng có ý nghĩa quan trọng khi NATO chuẩn bị rút toàn bộ các binh sĩ chiến đấu khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Các tuyến tiếp viện cho lực lượng NATO tại Afghanistan qua lãnh thổ Pakistan (các đường màu xanh).
Pakistan xác nhận rằng nước này sẽ không tăng phí vận chuyển khi các tuyến đường được mở lại.
Giới chức Mỹ cho biết mức phí hiện thời, 250USD/xe tải, sẽ không thay đổi. Trước đó, Pakistan đã yêu cầu tăng phí lên 5.000USD/xe nếu muốn mở lại các tuyến đường.
Bất đồng về các tuyến đường tiếp viện đã làm tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ giữa Pakistan và Mỹ.
Cuộc tranh cãi đã phủ bóng ngoại giao lên một hội nghị của NATO 2 tháng trước tại Chicago, nơi các phóng viên cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lạnh nhạt với người đồng cấp Pakistan Asif Ali Zardari.
Quan hệ giữa Mỹ và Pakistan đã trở nên căng thẳng trong năm ngoái, rơi xuống cấp độ khủng hoảng sau vụ việc các lực lượng Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan hồi tháng 5/2011.
Taliban tại Pakistan đã đe doạ sẽ tấn công các đoàn xe của NATO nếu các tuyến đường tiếp viện được mở lại.
Theo Dân Trí
Khó tin nhưng có thật: Tử hình nhầm người tại Mỹ
Anh ta mang gương mặt giống kẻ giết người đáng khinh, có cùng họ và ở gần hiện trường trong thời khắc định mệnh. Carlos DeLuna đã phải trả cái giá đắt thay cho người khác và anh ta bị hành quyết tại Texas hồi năm 1989 vì vụ giết người mình không gây ra. Những thông tin trên là kết quả cuộc điều tra do Trường Luật Columbia thực hiện và công bố hôm thứ Ba
Carlos DeLuna (dưới) và Hernandez trông khá giống nhau, dẫn đến bi kịch tử hình nhầm người
Theo giáo sư luật James Liebman, DeLuna đã bị kết án tử hình oan ức, dù chỉ có mỗi một nhân chứng nói anh có tội, trong khi rất nhiều dấu hiệu khác nói lên điều ngược lại. Liebman và 5 sinh viên ở Trường Luật Columbia đã dành 5 năm nghiên cứu chi tiết về vụ việc được ông gọi là "sự thất bại điển hình của hệ thống pháp luật".
DeLuna, 27 tuổi, bị kết án tử hình sau "một cuộc điều tra rất không hoàn chỉnh". "Chẳng ai buồn chất vất xem cuộc điều tra đó có vấn đề hay không" - Liebman nói.
Các tác giả phát hiện "rất nhiều sơ suất, các dấu vết bị bỏ sót, các cơ hội bị bỏ lỡ trong quá trình điều tra, dẫn tới việc nhà chức trách khởi tố Carlos DeLuna phạm tội giết người, dù chứng cứ không chỉ nói rằng anh ta vô tội, mà còn chỉ ra một nhân vật khác tên Carlos Hernandez, mới thực sự là thủ phạm".
Bản báo cáo dài 780 trang của nhóm nghiên cứu với tựa đề "Los Tocayos Carlos: Giải phẫu một cuộc hành quyết sai trái", đã lần theo sự thực liên quan tới vụ sát hại Wanda Lopez hồi tháng 2/1983. Đây là một bà mẹ đơn thân, đã bị đâm chết tại một trạm xăng, nơi chị làm việc ở thành phố Corpus Christi, Texas.
"Mọi thứ trong vụ này đều đã sai lầm" - Liebman nói.
Đêm định mệnh đó, Lopez đã gọi cảnh sát 2 lần, đề nghị bảo vệ cô khỏi một người đàn ông cầm dao. "Họ có thể đã cứu cô ấy và tuyên bố "chúng tôi sẽ tiến hành bắt giữ ngay lập tức" chỉ để che giấu sự hổ thẹn" - Liebman nói. 40 phút sau khi vụ phạm tội xảy ra, Carlos DeLuna bị bắt ở nơi cách không xa hiện trường.
Một nhân chứng nói rằng anh ta thấy một người đàn ông gốc Mễ chạy ra khỏi trạm xăng và DeLuna là người gốc Mễ. Nhưng DeLuna mới cạo râu và đang mặc một chiếc áo trắng, không hề giống nghi phạm giết người, kẻ có ria mép và mặc một chiếc áo sơ mi xám màu.
Ngay cả khi lời khai nhân chứng nói rằng kẻ giết người chạy về hướng Bắc, còn DeLuna ở hướng Đông, anh ta vẫn bị bắt. "Tôi không giết người, nhưng tôi biết ai làm việc này" - DeLuna nói khi đó, cho biết anh thấy Carlos Hernandez đã đi vào trạm xăng.
DeLuna nói rằng khi thấy cảnh sát, anh đã chạy trốn bởi đang trong thời gian thử thách sau khi mới ra tù và bản thân lúc đó đang say rượu.
Carlos Hernandez, nổi tiếng vì thích dùng dao trong các vụ tấn công, sau đó đã phải ngồi tù vì tội sát hại một phụ nữ với cùng một con dao. Nhưng trong phiên tòa xử DeLuna, công tố viên chính nói với thẩm phán rằng cái tên Hernandez "chẳng có gì khác ngoài một nhân vật do DeLuna tưởng tượng ra".
Luật sư của DeLuna thậm chí còn nói rằng nhiều khả năng Carlos Hernandez chưa từng tồn tại. Tuy nhiên hồi năm 1986, một tờ báo địa phương đã đăng bức ảnh Hernandez trong một bài báo viết về vụ DeLuna.
Theo sau phiên xử vội vã đó, DeLuna đã bị hành quyết bằng tiêm thuốc độc vào năm 1989. Liebman cũng nói rằng cho tới ngày chết trong tù vì bệnh xơ gan, Hernandez đã liên tục thú nhận hắn ta đã giết Wanda Lopez.
"Thật không may, những khiếm khuyết thuộc về hệ thống đã khởi tố và thi hành án sai với DeLuna - trong đó gồm lời khai nhân chứng có vấn đề, đại diện pháp lý tồi và sai phạm trong quá trình khởi tố - vẫn tiếp tục đẩy những người vô tội thời nay đi tới cái chết" - báo cáo kết luận./.
Theo TTXVN
Ý, Ấn Độ căng thẳng vì vụ giết nhầm ngư dân Ngoại trưởng Ý Giulio Terzi trong hôm nay, 20.2, đã cảnh báo về "những khác biệt đáng kể" với Ấn Độ trong vụ hai binh sĩ Ý trên một con tàu chở dầu giết nhầm hai ngư dân Ấn Độ mà họ tưởng là cướp biển vào tuần trước. "Hiện có những khác biệt đáng kể về khía cạnh pháp lý. Cho đến...