Mỹ xét xử binh sỹ tuồn tài liệu mật cho Wikileaks
Hôm nay, binh sỹ Bradley Manning của quân đội Mỹ, người từng tuồn rất nhiều tài liệu mật của Mỹ cho trang web Wikileaks đăng tải gây chấn động thế giới, sẽ chính thức phải hầu tòa.
Manning sẽ phải hầu tòa trong ngày hôm nay
Manning khẳng định mình làm vậy vì nỗi khao khát thông tin không thể dập tắt và muốn cho cả thế giới biết sự thật về các cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan. Trong khi đó quân đội Mỹ cho rằng binh sỹ này đã giúp sức cho các kẻ thù của Mỹ.
Số phận của binh sỹ này giờ đây sẽ do các quan tòa định đoạt.
Manning, 25 tuổi, từng là nhà phân tích tình báo quân sự của quân đội Mỹ, sẽ phải ra hầu tòa trong ngày hôm nay tại một tòa án quân sự tại căn cứ Fort Meade, bang Maryland vì đã tiết lộ hàng trăm nghìn tài liệu mật cho WikiLeaks, một trang web chống chủ nghĩa bí mật.
Những tiết lộ động trời
Trong thời gian còn phục vụ tại Iraq, Manning đã đánh cắp các bức thư tín ngoại giao cùng các tài liệu quân sự của Mỹ. Khi về nghỉ phép tại Maryland năm 2010, người này bắt đầu gửi thông tin cho WikiLeaks.
Video đang HOT
Trong phiên điều trần tháng 11 năm ngoái, binh sỹ này khẳng định đã bị vỡ mộng bởi cách hành xử không xứng đáng với nước Mỹ, bao gồm một chính sách ngoại giao ngả theo các hoạt động “giết hại và bắt giữ dân thường”.
Trong bản lời khai dài 35 trang trước tòa hồi tháng 2, Manning đã phơi bày sự “khát máu” của một nhóm lính Mỹ từng thực hiện vụ tấn công từ trực thăng năm 2007, sát hại nhiều dân thường Iraq và 2 phóng viên của Reuters.
“Họ không xem những người họ đang đối mặt là con người và dường như không coi trọng sinh mạng của con người, coi những người đó như thể “những tên con hoang đã chết”", Manning nói.
Binh sỹ này cũng khẳng định trước tòa việc biết rõ hành động tiết lộ thông tin của mình là sai.
Cáo trạng
Tổng cộng Manning sẽ phải đối mặt với 22 tội danh. Trước đó hồi tháng 2, binh sỹ này đã bị xác định có tội đối với 10 tội danh ít nghiêm trọng nhất, trong đó có xử lý các tài liệu mật một cách không phù hợp và vi phạm mệnh lệnh, kỷ luật quân đội. Chỉ với riêng 10 tội danh này, Manning có thể phải ngồi tù 20 năm.
Các tội danh khác, bao gồm đánh cắp thông tin, hỗ trợ cho kẻ thù và vi phạm đạo luật tình báo, có thể binh sỹ này ngồi tù hết phần đời còn lại. Một quan tòa, chứ không phải bồi thẩm đoàn, sẽ quyết định Manning có tội hay không.
Những tài liệu mà Manning đã chuyển cho WikiLeaks được xem như vụ rò rỉ thông tin nghiêm trọng nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Những tài liệu này bao gồm cả các báo cáo chiến trường, thông tin tình báo và các điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ.
Với những người phản đối 2 cuộc chiến tranh trên, Manning là một người hùng khi đã đứng ra tố cáo những hành vi sai trái trong quân đội và chính phủ Mỹ. Nhưng với những người cho rằng hành động này đã đe dọa an toàn của quân đội Mỹ thì binh sỹ này là kẻ phản bội.
Theo Dantri
WikiLeaks "tung hê" tài liệu mật của Mỹ
Trang web WikiLeaks vừa công bố thêm hơn 1,7 triệu tài liệu ngoại giao và tình báo của Mỹ, trong đó có nhiều tài liệu mật, đề cập đến nhiều chính trị gia như Rajiv Gandhi (Ấn Độ) hay Margaret Thatcher (Anh).
Trong số tài liệu từ năm 1973-76 được tiết lộ có nhiều bức điện tín ngoại giao, báo cáo tình báo và thư tín của quốc hội Mỹ.
Hầu hết các bức thư được công bố là được gửi đi hoặc bởi Ngoại trưởng và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger hồi đó.
Trong số tài liệu được công bố lần này có thông tin đang được báo chí Ấn Độ đăng tải rộng rãi rằng Thủ tướng Rajiv Gandhi - thuộc gia đình chính trị ảnh hưởng nhất tại Ấn Độ - làm trung gian cho công ty Thụy Điển Saab-Scandia khi công ty này muốn bán máy bay chiến đấu Viggen cho Ấn Độ.
Ông Gandhi hồi đó đang là phi công và chưa tham gia vào chính trị.
Rajiv Gandhi trở thành Thủ tướng năm 1984 và bị ám sát năm 1991. Hãng Saab-Scandia sau đó không giành được hợp đồng bán Viggen cho Ấn Độ, vì sau đó Delhi mua máy bay Jaguar của Anh.
Nhà sáng lập WikiLeaks trong một lần xuất hiện trước Đại sứ quán Ecuador. (Nguồn: Telegraph)
Một bức điện tín đề tháng 2/1975, gửi từ London, liệt kê "một số ấn tượng đầu tiên" về lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ, bà Margaret Thatcher. Văn bản này nói: "Bà ấy có trí tuệ nhạy bén, nếu không nói là sâu sắc, và làm việc chăm chỉ để giải quyết những công việc phức tạp nhất".
"Hiện thân giấc mơ của tầng lớp trung lưu nước Anh đã trở thành sự thật", bà ấy là "tiếng nói chân thật của tầng lớp tư bản bị bao vây, lo lắng về quyền lực kinh tế ngày càng đi xuống và quyết tâm ngăn chặn xu hướng tập thể dường như không thể lay chuyển được của xã hội", bức điện tín nói.
Nhà ngoại giao ghi chú bà Margaret Thatcher "là hình ảnh đặc trưng của tầng lớp trung lưu". Điều này có thể phá hỏng cơ hội trở thành thủ tướng, nhưng không nên đánh giá thấp người phụ nữ này.
Đang tiếp tục làm công việc công bố tài liệu mật trong lúc phải tị nạn trong đại sứ quán Ecuador tại London, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange nói rằng số tài liệu mới công bố cho thấy "phạm vi và tầm ảnh hưởng rộng khắp của Mỹ" trên toàn thế giới.
Nhiều tài liệu được đánh dấu là NODIS (không truyền bá) hay Eyes Only (chỉ được đọc), hoặc được đánh dấu tuyệt mật.
Ông Assange được Đại sứ quán Ecuador tại Anh cho tị nạn từ tháng 6 năm ngoái sau khi chống lại lệnh dẫn độ về Thụy Điển của tòa án Anh.
WikiLeaks khiến cả thế giới chấn động vào năm 2010 khi công bố hơn 25.000 bức điện tín ngoại giao của Mỹ.
Trong số rất nhiều tài liệu do Assange công bố trên trang WikiLeaks có rất nhiều tài liệu về chiến tranh Iraq và Aghanistan, tạo nên vụ bê bối rò rỉ tài liệu an ninh lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Theo 24h
WikiLeaks sẽ tiết lộ thêm hơn một triệu trang tài liệu Ông chủ WikiLeaks, Julian Assange ngày 20-12 tuyên bố, website này chuẩn bị tiết lộ thêm hơn một triệu trang tài liệu vào năm tới. Xuất hiện trên ban công của Đại sứ quán Ecuador ở London (Anh), ông Assange không nói rõ nội dung của các trang tài liệu nhưng cho biết, chúng "ảnh hưởng đến mọi quốc gia". Ông Assange đã...