Mỹ xếp hãng thông tấn Nga “ngang hàng” với khủng bố
Theo RT ngày 23-1 đưa tin, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của Cơ Quan Quản trị Phát Thanh (Broadcasting Board of Governors-BBG) trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Andrew Lack đã liệt kê hãng thông tấn của Nga, Russia Today (RT) vào danh sách những mối nguy hiểm chính của truyền thông Hoa Kỳ, bên cạnh các tổ chức khủng bố khét tiếng như Nhà Nước Hồi Giáo (IS) và Boko Haram.
Xếp truyền thông Nga “ngang hàng” khủng bố?
Trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, ông Lack cho biết: “Chúng tôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức truyền thông từ các cơ quan thông tấn của chính phủ Nga (RT) và những nhóm khủng bố Hồi Giáo cực đoan ở Trung Đông như IS và Boko Haram”.
Đây không phải là lần đầu tiên BBG, một cơ quan quản lý truyền thông của chính phủ Hoa Kỳ được cả 2 đảng tài trợ và có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới lại xem một cơ quan thông tấn của Nga là “thách thức” chính.
Còn nhớ hồi tháng 8-2014, chủ tịch BBG, Jeffrey Shell, cũng từng phát biểu: “Chúng ta nên lập ra một kế hoạch và kinh phí cho việc chống lại những thách thức từ RT rồi đem nó đến chỗ chính phủ để xem họ có duyệt không nhé”. Chứng tỏ các cơ quan thông tấn của chính phủ Mỹ thực sự “e dè” hãng tin RT.
Cuộc chiến truyền thông Nga – Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng cáo buộc “RT là cái loa tuyên truyền của chính quyền Putin” (ABC news)
Lý giải cho sự “e dè” này, Ian Dunt, biên tập viên của politics.co.uk, trong một cuộc phỏng vấn với hãng RT cho rằng chính “sự lớn mạnh, nguồn thông tin dồi dào và tốc độ đưa tin cực nhanh” của hãng tin Nga là một phần thách thức đối với các hãng tin Mỹ.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, tờ New York Times thường có những bài viết đề cập đến sự “hiện diện đáng kể của Mỹ” trên các hãng thông tấn Nga. Họ cho rằng chính phủ Nga đã đổ hàng triệu USD vào các hãng thông tấn chính của mình như RT và Sputnik trong cuộc chiến truyền thông với phương Tây.
Video đang HOT
Các chính trị gia Mỹ cũng từng buộc tội RT trong quá khứ, ngoại trường Mỹ John Kerry từng gọi Russia Today là một cái “loa tuyên truyền” của chính quyền Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine . Ngay lập tức, ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov chỉ trích bình luận của ổng John Kerry là “thiếu văn minh”.
Ông Lavrov tuyên bố “Các cơ quan truyên thông phương Tây có thể đã từng không có đối thủ trong quá khứ, nhưng giờ đây họ đang phải lo ngại trước sự lớn mạnh của các cơ quan truyền thông Nga. Ngày nay chúng tôi đã giành được nhiều sự quan tâm từ Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latin”
Sự lo lắng của chính phủ Mỹ khi những năm gần đây, các hãng thông tấn Nga dần được công nhận trên toàn thế giới cũng như giành được khá nhiều giải thưởng báo chí quan trọng. Năm 2014, hãng tin RT nhận được đề cử Emmy cho loạt phóng sự về tù binh ở Guantanamo tuyệt thực, họ cũng từng được đề cử vào các năm 2010 và 2012.
Đáp lại sự “thù địch” của truyền thông Mỹ, bà Margarita Simonyan, tổng biên tập của RT phát biểu “Russia Today không bao giờ mong muốn bị xếp chung danh sách với các tổ chức khủng bố, chúng tôi là một hãng thông tấn chính thống. Và hành động khiếm nhã mới đây của người đứng đầu BBG khiến chúng tôi vô cùng phẫn nộ, chúng tôi xem đây là một vụ bê bối quốc tế và cầ một lời giải thích”.
Bà Margarita Simonyan cho biết sẽ liên hệ với BBG cũng như Đại sứ quán Mỹ và bộ Ngoại Giao Mỹ để yêu cầu một lời xin lỗi.
Theo Ngọc Ân
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
Ukraine hối hả chuẩn bị cho chiến tranh?
Chính quyền Kiev đang đối mặt với một loạt cáo buộc về việc họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, đang thúc đẩy biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine bằng vũ lực.
Ảnh minh hoạ
Với lý do là mối đe dọa đang hiện hữu từ Nga và từ lực lượng ly khai miền đông, Kiev hôm 15/1 đã thông qua một dự luật cho phép tiến hành 3 đợt tuyển quân dự bị mới trong năm nay với đợt tuyển quân đầu tiên là 50.000 người dự kiến diễn ra vào ngày 20/1 tới.
"Ukraine đang chuẩn bị cho chiến tranh", ông Alexander Zakharchenko - một quan chức thuộc lực lượng ly khai miền đông cho biết. Ông này nói thêm rằng, "chúng tôi sẵn sàng đáp trả tương xứng. Chúng tôi không phải là một lực lượng yếu".
Trong khi đó, đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) - ông Andrei Kelin hôm qua (16/1) đã đưa ra lời cáo buộc rằng, chính quyền Kiev đang thúc đẩy giải pháp dùng vũ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine.
"Có nguy cơ nghiêm trọng về sự xấu đi của diễn biến tình hình hiện nay bởi chúng tôi có thể nhìn thấy một vài dấu hiệu cho thấy Kiev đang tích cực thúc đẩy một giải pháp dùng vũ lực, sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề", ông Kelin cho hay.
Theo vị quan chức Nga, người ta có thể thấy rõ những dấu hiệu và bằng chứng trong các hành động của giới chức cầm quyền Ukraine trong mấy ngày qua. "Có sự điều động, điều chuyển lực lượng quân sự lớn. Đây là làn sóng luân chuyển lực lượng thứ 4 trong Lực lượng Vũ trang và chính phủ cam kết sẽ có làn sóng thứ 5 và thứ 6 tiếp ngay sau đó".
Ngoài ra, chính phủ ở thủ đô Kiev cũng vừa thông qua một ngân sách quốc phòng khổng lồ.
Một vòng đàm phán mới trong khuôn khổ Nhóm Tiếp xúc về Ukraine đã đổ vỡ ở thủ đô Minsk của Belarus ngày hôm qua. Vòng đàm phán này thường có sự tham dự của đại diện đến từ chính phủ Kiev, hai nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng, Nga và OSCE. Tuy nhiên, phái đoàn của chính phủ Ukraine đã không có mặt ở Minsk.
Ông Denis Pushilin và ông Vladislav Deinego - hai đại diện toàn quyền của nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng tại cuộc đàm phán, đã rời thủ đô Minsk sau khi biết chắc rằng đại diện của chính phủ Kiev sẽ không đến.
"Chúng tôi đã chờ đợi cho đến phút cuối cùng và chúng tôi chắc chắn rằng OSCE đã gửi lời mời nhưng họ không đến", ông Deinego cho biết trên đường rời Minsk.
Lực lượng ly khai nhiều lần cáo buộc chính quyền Kiev không có thiện chí trong các cuộc đàm phán. Sự vắng mặt lần này của Kiev trong cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc khiến lực lượng ly khai miền đông Ukraine có thêm lý do để nghi ngờ Kiev đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự với họ chứ không phải là một tiến trình chính trị mà cộng đồng quốc tế đang nỗ lực thúc đẩy.
Nga quan ngại về các động thái quân sự của Kiev
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua (16/1) cho biết, Moscow hy vọng, lý trí sẽ thắng thể và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sẽ không đầu hàng trước những nỗ lực của cái gọi là "phe chiến tranh" trong nội bộ chính quyền Kiev để phá vỡ tiến trình hòa bình đang được thúc đẩy.
Chắc chắn, các bước chuẩn bị về quân sự không có ích gì cho nỗ lực của Nhóm Tiếp xúc hay là Bộ Tứ Normandy trong công cuộc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ông Lavrov nhấn mạnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin khi nói chuyện với người đồng cấp Ukraine Poroshenko đã liên tục cảnh báo Kiev không được thực hiện các kế hoạch quân sự "của phe chiến tranh ở Kiev", Ngoại trưởng Lavrov cho hay.
Biện pháp vũ lực là "một điều sai lầm. Nó làm phương hại đến tinh thần và nội dung trong các thỏa thuận Minsk. Nó làm phương hại đến tuyên bố của Ngoại trưởng các nước trong Bộ Tứ Normandy ở thủ đô Berlin vào ngày 12/1 về việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine", Ngoại trưởng Nga cho biết.
Moscow hy vọng rằng tất cả các tuyên bố và thỏa thuận của chính quyền Ukraine sẽ không phá vỡ tiến trình hoà bình và sẽ không dẫn đến một cuộc đối đầu vũ trang thêm một lần nữa. Trong khi Nga bày tỏ sự quan ngại về các động thái quân sự gần đây của Kiev thì chính quyền Ukraine hôm 15/1 lên tiếng tố cáo rằng quân đội Nga lại đang dồn lực lượng đến khu vực biên giới.
Ông Oleksandr Turchynov Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine hôm 15/1 cáo buộc khoảng 8.500 lính Nga đang hậu thuẫn cho khoảng 30.000 chiến binh thuộc lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Ông cũng cáo buộc Nga đang dồn khoảng 52.000 quân ở gần khu vực biên giới với Ukraine cùng hàng loạt xe tăng, xe bọc thép, các hệ thống pháo binh và trực thăng chiến đấu.
Những diễn biến trên khiến người ta thực sự lo ngại về viễn cảnh Ukraine quay trở lại tình trạng xung đột vũ trang, nhất là khi trong mấy ngày gần đây, bạo lực đang leo thang nhanh chóng với số thương vong liên tục tăng cao.
Nga bác bỏ những lời cáo buộc về việc nước này đang tập hợp quân và vũ khí ở khu vực biên giới với Ukraine cũng như đang trợ giúp cho lực lượng ly khai miền đông trong cuộc chiến chống lại quân đội của Kiev. Nga khẳng định chính quyền Ukraine chẳng có bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho cáo buộc của họ.
Theo NTD
Các tập đoàn Nga vẫn đắt hàng vũ khí Ngày 15/12, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí của Nga tiếp tục tăng do sự đầu tư của chính quyền Moskva, bất chấp chiều hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo S-350E Vityaz tại triển lãm MAKS...