Mỹ xem xét tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 1 tới
Mỹ đang xem xét tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) tại nước này vào tháng 1.2020 sau khi Chile rút khỏi việc đăng cai, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia cho biết hôm 7.11 khi dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo – Ảnh: CNN
“ Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gọi điện cho tôi khi chúng tôi ở Bangkok, hỏi quan điểm của Malaysia về việc tổ chức APEC vào tháng 1.2020 tại Mỹ, bởi vì Chile không thể đăng cai APEC vào tháng 11 này”, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah nói với các phóng viên.
Tuy nhiên, ông Abdullah đã thông báo cho các quan chức Mỹ đang ở Bangkok rằng đó không phải là một ý tưởng hay.
Được biết, Tổng thống Chile Sebastian Pinera hôm 30.10 đã bất ngờ tuyên bố hủy đăng cai hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11, sự kiện mà theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký kết thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1″ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thông báo hủy đăng cai APEC được Chile đưa ra trong bối cảnh bất ổn xã hội tiếp tục gây sóng gió ở thủ đô Santiago cùng với tình trạng các cuộc biểu tình và bạo loạn lan rộng đã dẫn đến cái chết của ít nhất 18 người và khoảng 7.000 vụ bắt giữ. Hội nghị thượng đỉnh APEC dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16 và 17.11 và hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP25) trong hai tuần đầu tiên tháng 12.
Các quan chức Nhà Trắng sau đó cho biết họ đang tìm kiếm các địa điểm khác bởi Tổng thống Trump vẫn đặt mục tiêu ký kết thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo thỏa thuận dự kiến, Mỹ sẽ đồng ý đình chỉ kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 250 tỉ USD của Trung Quốc để đổi lại việc Bắc Kinh đẩy mạnh việc mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ.
Video đang HOT
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo motthegioi
Cuộc sống bên trong nhà tù giam giữ chiến binh IS ở Syria
10.000 người đàn ông có liên hệ với IS bị giam giữ tại 2 nhà tù do người Kurd kiểm soát ở Syria, tạo ra mối nguy về việc họ chạy thoát sau khi Mỹ rút quân khỏi khu vực.
Sau khi IS bị đánh bại hồi tháng 3, hàng nghìn chiến binh IS đã ra đầu hàng lực lượng dân quân người Kurd. 8 tháng sau, 10.000 tù nhân hiện chen chúc trong 2 nhà tù nằm rải rác ở khu vực do người Kurd kiểm soát ở phía bắc Syria. Ảnh: AFP.
Abdullah, một cậu bé 14 tuổi, thò đầu ra phía cửa sổ và nói với phóng viên Alice Martins của Washington Post rằng cậu bé không muốn ở đây. Rất nhiều trong số những trại giam này được cải tạo từ một trường học cũ. Ảnh: Washington Post.
Một chiến binh người Kurd thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) canh giữ tại nhà tù dành cho các chiến binh IS ở Hasakah. Hiện người Kurd đang phải tập trung lực lượng để ưu tiên chống lại chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy tình trạng an ninh của những nhà tù do họ kiểm soát đang bị đặt dấu hỏi. Đã có những tù binh IS trốn thoát. Ảnh: Washington Post.
Nhiều tù binh đến từ các nước châu Âu, nhưng không bất ngờ khi các quốc gia này từ chối tiếp nhận họ. Trên thực tế, EU đang tìm cách đưa những chiến binh IS đến Iraq, nơi có khoảng 17.000 nam giới, phụ nữ và trẻ em đang bị giam giữ do có liên hệ với IS. Ảnh: Washington Post.
Các tù nhân cầu nguyện ngay tại phòng giam, nơi mà gần như không còn những chỗ trống nào dưới sàn. Khoảng 48 tù nhân được xác định là nguy hiểm đã được lực lượng người Kurd kết hợp với quân đội Mỹ chuyển tới Iraq trước khi chiến dịch quân sự do Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra. Ảnh: AFP.
Những gì xảy ra ở thế giới bên ngoài dường như không thể chạm tới đây. Theo phóng viên của Washington Post, không ai biết gì về việc thủ lĩnh IS Baghdadi đã bị tiêu diệt, hay việc Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch quân sự ở cách đây 50 km. Ảnh: Washington Post.
Nhiều tù nhân vẫn mang trên mình các vết thương nặng kể từ khi tham gia cuộc chiến. Có những người phải mang theo các thanh sắt để cố định cơ thể, thay cho phần xương đã mất của mình. Ảnh: Washington Post.
Tù nhân đông đến nỗi không có đủ chỗ cho tất cả nằm xuống. Tất cả đều phải mặc những bộ trang phục màu da cam do liên quân Mỹ cung cấp - cùng màu với những bộ trang phục mà IS cho nạn nhân mặc trong những video hành quyết của tổ chức này trước đây. Ảnh: AFP.
Dân quân người Kurd cũng hạn chế việc tin tức về chiến dịch quân sự Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào đây vì lo ngại nó có thể gây ra các vụ bạo loạn và trốn thoát. Các thủ lĩnh đầu tiên của IS cũng quen nhau trong nhà tù ở Iraq và sau đó đào thoát để thành lập nên tổ chức khủng bố này. Ảnh: AFP.
Sơn Trần
(Ảnh: AFP, Washington Post)
Theo Zing.vn
Chile hủy Thượng đỉnh APEC ảnh hưởng gì tới thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung? Tổng thống Chile Sebastian Pinera tuyên bố nước này sẽ không đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh năm 2019 của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong tháng 11 và Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP25) trong tháng 12. Điều này được cho sẽ tác động không hề nhỏ...