Mỹ xem xét thử nghiệm vũ khí hạt nhân trở lại sau nhiều thập kỷ
Một số nguồn tin tiết lộ chính phủ Mỹ đang xem xét thử nghiệm vũ khí hạt nhân, vốn đã không được tiến hành kể từ năm 1992 – tờ Washington Post đưa tin.
Một vụ thử tên lửa hành trình tầm trung của quân đội Mỹ (Ảnh: DPA)
Washington Post dẫn lời quan chức cấp cao của Mỹ, cho biết các quan chức cấp cao nước này vừa thảo luận về các chương trình an ninh quốc gia hôm 15/5. Tại cuộc họp, vấn đề tái khởi động thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã được đưa ra.
Nội dung này được đưa ra bàn bạc sau khi các quan chức Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ ngầm dưới đất. Cả Moscow và Bắc Kinh đều đã phủ nhận thông tin này.
Một nguồn tin cho biết thêm, cuộc họp ngày 15/5 không đi đến kết luận về khả năng tái thử hạt nhân. Có nhiều bất đồng sâu sắc đối với ý tưởng này được đưa ra, trong đó có ý kiến từ Cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân quốc gia (NNSA).
Video đang HOT
Tuy vậy, một quan chức cấp cao khẳng định đề xuất này “là vấn đề đang được thảo luận”. Cũng có nguồn tin cho rằng quyết định cuối cùng được đưa ra là sử dụng các biện pháp khác để đáp trả mối đe doạ từ Nga và Trung Quốc.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại, động thái trên của Mỹ có thể gửi tín hiệu tiêu cực tới những quốc gia như Triều Tiên và dấy lên sự hoài nghi về tính cần thiết phải tuân thủ các lệnh cấm thử vũ khí nguyên tử.
Mỹ chấm dứt thử nghiệm nổ hạt nhân từ tháng 9/1992. Mỹ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới từng triển khai vũ khí hạt nhân trong thời chiến vào năm 1945.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành tổng cộng hơn 2.000 vụ thử hạt nhân. Trong đó, Mỹ là nước thử nghiệm hạt nhân nhiều nhất với hơn 1.000 vụ.
Năm 1996, Hiệp định Cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện ra đời với sự tham gia của 184 quốc gia. Tuy nhiên, hiệp định chưa đi vào hiệu lực do chưa được một số quốc gia chủ chốt phê chuẩn, trong đó có Mỹ.
Mỹ đang rút lực lượng khỏi Trung Đông để đối phó Trung Quốc và Nga
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đang lên kế hoạch rút dần các tài nguyên khỏi Trung Đông để chuyển hướng đối phó với Nga và Trung Quốc.
Theo Reuters, phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan hôm 7/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công bố kế hoạch chuyển trọng tâm quân sự của Mỹ sang đối phó với Trung Quốc và Nga, bất chấp những đe dọa an ninh đang gia tăng ở Trung Đông.
Ông Esper gọi Trung Quốc và Nga là "những cường quốc theo chủ nghĩa xét lại", đồng thời cáo buộc Bắc Kinh và Moscow tìm kiếm "sức mạnh phủ quyết" nhằm can thiệp vào các quyết định về kinh tế và an ninh của các quốc gia nhỏ hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ông Esper cho biết đang nghiên cứu các yêu cầu về lực lượng và tài nguyên nhằm tạo ra sự cân bằng tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận có nhiều khó khăn để đưa các nguồn lực của Mỹ rời khỏi Trung Đông nhằm phục vụ cuộc đối đầu với Nga và Trung Quốc.
"Tham vọng của tôi là tìm cách đưa các nguồn tài nguyên, binh sĩ và thiết bị, từ một số khu vực hoặc là trở về Mỹ, hoặc tới châu Á - Thái Bình Dương", ông Esper nói.
Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng khẳng định bất cứ chiến lược nào trong tương lai cũng phải đảm bảo Washington có đầy đủ các lực lượng và nguồn lực cần thiết để răn đe các đe dọa về an ninh ở Trung Đông cũng như không rơi vào một cuộc xung đột vũ trang với Iran.
Thời gian qua, Mỹ đã có một số bước đi rút dần lực lượng khỏi Trung Đông, như việc rút quân khỏi Syria. Mỹ cũng đồng thời hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ sau một thời gian căng thẳng vì vấn đề người Kurd.
Tuần trước, Bộ trưởng Esper đã bác bỏ thông tin Lầu Năm Góc đang cân nhắc triển khai thêm 14.000 binh sĩ tới Trung Đông, mặc dù ông này thừa nhận lo ngại gia tăng trước tình trạng bất ổn ở Iraq và Iran.
Theo Zing
Sự trở lại của vũ khí hạt nhân Mỹ tại Nhật làm Nga - Trung "đứng ngồi không yên" Nga và Trung Quốc như đang "ngồi trên đống lửa" trước kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở Nhật Bản và liên minh quân sự Mỹ - Nhật. Bắc Kinh và Moscow khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả. Sina ngày 2/12 dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Sở Nghiên cứu chiến...