Mỹ xem xét thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng không khí
Theo Reuters, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) ngày 6-1 tuyên bố sẽ thắt chặt các tiêu chuẩn về chất ô nhiễm có hại trong khí thải, bao gồm bụi mịn, lần đầu tiên kể từ năm 2012.
EPA lập luận rằng bụi mịn đến từ các nguồn khác nhau, từ nhà máy điện đến ôtô. Nó gây tổn thương tim và phổi, đồng thời ảnh hưởng mạnh đến các cộng đồng có thu nhập thấp.
EPA đang đề xuất hạ nồng độ cho phép của các hạt vật chất nhỏ hơn 2,5 micron (PM2.5) từ mức 12 g/m3 hiện tại xuống mức trung bình từ 9-10 g/m3 mỗi năm. EPA cũng sẽ lấy ý kiến của người dân về việc sửa đổi mức thấp nhất là 8 g/m3 và cao nhất là 11 g/m3.
Video đang HOT
Một lớp không khí ô nhiễm che mờ dãy núi Rocky ở Denver, bang Colorado (Mỹ) Ảnh: REUTERS
EPA ước tính tiêu chuẩn PM2.5 hằng năm là 9 g/m3 sẽ ngăn ngừa tới 4.200 ca tử vong sớm mỗi năm và mang lại khoản tiền liên quan đến lợi ích sức khỏe trị giá 43 tỉ USD vào năm 2032.
“Bụi mịn vừa gây chết người vừa khiến chúng ta cực kỳ tốn kém. Quyết định này dựa trên cơ sở khoa học và đánh giá nghiêm ngặt dữ liệu mà chúng tôi có” – quản trị viên EPA Michael Regan cho biết.
Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giữ nguyên tiêu chuẩn PM2.5 hằng năm ở mức 12 g/m3. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy mức tiêu chuẩn đó gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
Liên minh châu Âu: Hơn 230.000 người tử vong sớm do bụi mịn
Ô nhiễm không khí do bụi mịn là nguyên nhân dẫn đến 238.000 ca tử vong sớm trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2020, tăng nhẹ so với năm trước đó.
Đây là kết luận được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đưa ra trong báo cáo, công bố ngày 23/11.
Khói bụi mù mịt tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 3/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo của EEA nêu rõ "việc tiếp xúc với nồng độ bụi mịn cao hơn mức hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dẫn đến 238.000 ca tử vong sớm" tại cả 27 quốc gia trong khối. Theo báo cáo, con số này tăng nhẹ so với mức ghi nhận trong năm 2019, dù lượng khí thải năm 2020 giảm do tác động của các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng, chống dịch COVID-19.
Bụi mịn, hay PM2.5, là các hạt vật chất mịn, thường xuất hiện trong khí thải ô tô, nhà máy nhiệt điện than. Với kích thước siêu nhỏ, các hạt này có thể xâm nhập vào đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, hen suyễn và bệnh phổi.
Cũng theo báo cáo, trong năm 2020, việc tiếp xúc với nitrogen dioxide (NO2) trên ngưỡng khuyến nghị của WHO đã dẫn đến 49.000 ca tử vong sớm ở EU, trong khi con số này ở các trường hợp phơi nhiễm ozone (O3) là 24.000 ca.
EEA cho biết khi so sánh năm 2020 với năm 2019, số ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí liên quan PM2.5 tăng, nhưng giảm đối với NO2 và O3. Báo cáo lý giải tuy nồng độ PM2.5 giảm trong năm 2020 song đại dịch COVID-19 khiến nhiều người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tử vong.
Nhìn chung, tỷ lệ tử vong sớm vì ô nhiễm không khí ở các nước EU năm 2020 thấp hơn 45% so với năm 2005. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nếu nỗ lực duy trì tốc độ giảm này, EU có thể đạt mục tiêu kế hoạch hành động không gây ô nhiễm trước năm 2030, trong đó EU muốn giảm 55% số ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm bụi mịn so với năm 2005.
Theo WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn tới 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn thế giới, ngang với con số tử vong vì các nguyên nhân khác như hút thuốc hoặc chế độ ăn uống thiếu chất.
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe người dân thủ đô New Delhi Người dân thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang phải chống chọi với bầu không khí độc hại. Hằng năm, khi mùa Đông bắt đầu, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở thủ đô của quốc gia Nam Á này lại giảm mạnh do không khí ô nhiễm nặng. Khói bụi mù mịt tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày...