Mỹ xem xét nguy cơ tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3
Giới chức Mỹ đang xem xét liệu việc tiêm nhắc mũi thứ 3 vắc xin Covid-19 có gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hay không.
Mỹ hiện vẫn đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng toàn dân (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Jay Butler thông báo hôm 13/7 rằng họ đang nghiên cứu sự cần thiết của việc tiêm nhắc vắc xin Covid-19 với những người đã tiêm đủ 2 mũi. Ông Butler cho biết, Mỹ cần tìm hiểu thêm dữ liệu để xem xét liệu các liều tiêm nhắc có làm tăng rủi ro bị mắc triệu chứng nghiêm trọng ở người được tiêm hay không.
Theo Reuters , ông Butler cho biết, nghiên cứu cho thấy liều thứ 2 của các phác đồ vắc xin Covid-19 tiêm 2 liều “có liên quan tới việc tỷ lệ bị tác dụng phụ cao hơn”, vì vậy việc tiêm liều 3 có thể dẫn tới mối đe dọa còn lớn hơn.
“Chúng tôi muốn biết liệu liều thứ ba có thể liên quan đến nguy cơ phản ứng phụ cao hơn hay không, đặc biệt là một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, dù chúng rất hiếm xảy ra”, ông Butler cho biết.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ chưa đưa ra quyết định về việc có tiêm nhắc liều thứ 3 hay không, nhưng họ đánh giá một số nhóm có nguy cao, ví dụ người lớn tuổi, có thể cần mũi tiêm này.
Hai nhà sản xuất vắc xin Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã lên kế hoạch đề nghị Mỹ sớm cấp phép mũi tiêm nhắc của vắc xin Covid-19, dựa trên các bằng chứng về việc bệnh nhân có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn sau 6 tháng tiêm liều thứ 2, cũng như trong bối cảnh biến chủng nguy hiểm Delta đang lây lan.
Ông Butler nhấn mạnh, ông chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy công dân Mỹ tiêm chủng từ tháng 12/2020 hay tháng 1 năm nay bị suy giảm khả năng miễn dịch với Covid-19. Ông cho biết, phác đồ vắc xin hiện tại có đủ khả năng bảo vệ người tiêm trước Delta, biến chủng đang chiếm ưu thế tại Mỹ.
Ca Covid-19 tại Mỹ bất ngờ tăng trở lại, cao gấp đôi trong 3 tuần
Số ca mắc Covid-19 ghi nhận hàng ngày ở Mỹ đã tăng gấp đôi trong 3 tuần qua khi biến thể Delta hoành hành và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin chậm lại.
Một thi thể được chuyển xuống từ xe tải đông lạnh tại bệnh viện Brooklyn, New York, Mỹ. (Ảnh: Getty)
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm mới được xác nhận tại Mỹ đã tăng lên mức trung bình khoảng 23.600 ca/ngày hôm 12/7, trong khi trước đó, Mỹ chỉ ghi nhận 11.300 ca vào ngày 23/6. Tất cả các bang, ngoại trừ Maine và Nam Dakota, đều báo cáo số ca mắc Covid-19 tăng trong 2 tuần qua.
Các số liệu trên được công bố trong bối cảnh biến thể Delta, phiên bản đột biến với khả năng lây lan nhanh của virus corona được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, đang chiếm tỷ lệ cao kỷ lục trong số các ca nhiễm tại Mỹ. Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng ở Mỹ giảm mạnh trong những tháng gần đây.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), 55,6% người Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi Covid-19. 5 bang có số ca nhiễm trên đầu người cao nhất trong 2 tuần đều có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn các bang khác, trong đó Missouri 45,9%; Arkansas 43%; Nevada 50,9%; Louisiana 39,2% và Utah 49,5%.
Cơ quan y tế ở nhiều nơi như Los Angeles và St Louis đang kêu gọi những người đã được tiêm chủng tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Giới chức Chicago đã thông báo hôm 13/7 rằng, những du khách từ Missouri và Arkansas chưa được tiêm phòng sẽ phải cách ly trong 10 ngày hoặc có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính.
Giới chức Mississippi cũng khuyến cáo những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc các bệnh mạn tính nên tránh xa các cuộc tụ tập đông người và ở trong nhà, khi tỷ lệ nhập viện tăng 150% trong 3 tuần qua.
Tiến sĩ James Lawler, lãnh đạo Trung tâm An ninh Y tế Toàn cầu tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha, cho biết việc mang khẩu trang trở lại và hạn chế tụ tập sẽ góp phần hạn chế sự lây lan của virus. Ông cũng thừa nhận rằng hầu hết những nơi có tỷ lệ mắc Covid-19 cao hơn "lại là những khu vực không muốn làm bất kỳ điều gì trong số các biện pháp này".
Lawler cảnh báo những gì đang xảy ra ở Anh báo trước kịch bản sắp xảy ra ở Mỹ.
"Tại các khu vực trên thế giới, nơi biến thể Delta đã xuất hiện và trở thành chủng virus chiếm ưu thế, các phòng điều trị tích cực chật cứng bệnh nhân ngoài 30 tuổi. Đó là những gì sắp xảy ra ở Mỹ. Tôi nghĩ mọi người không biết rõ điều gì có thể sắp xảy ra với họ", ông Lawler cho biết.
Trong khi chính quyền Mỹ đã thành công trong việc tiêm phòng cho nhóm người lớn tuổi, những người trẻ tuổi lại tỏ ra chần chừ hơn trong việc tiêm phòng.
Mặc dù dịch Covid-19 có xu hướng tăng trở lại gần đây, song số ca nhiễm ở Mỹ vẫn chưa lên đến mức đỉnh điểm 250.000 ca mỗi ngày hồi tháng 1. Số ca tử vong trung bình ở Mỹ đang ở mức dưới 260 ca mỗi ngày, sau khi nước này ghi nhận kỷ lục hơn 3.400 ca người chết mỗi ngày vào mùa đông năm ngoái. Đây cũng là bằng chứng cho thấy vắc xin có thể ngăn ngừa các ca bệnh nặng và các ca tử vong ở Mỹ.
Mỹ hiện vẫn dẫn đầu thế giới với hơn 623.000 ca tử vong và hơn 34,8 triệu ca mắc Covid-19.
Vụ sập khách sạn Trung Quốc: Ít nhất 8 người chết Ít nhất 8 người chết, 9 người mất tích sau khi một khách sạn ở Tô Châu, Trung Quốc đổ sập đầu tuần này. Sập khách sạn ở Trung Quốc, nhiều người bị chôn vùi Lực lượng cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát (Ảnh: AFP). Giới chức thành phố Tô Châu, phía đông Trung Quốc, cho biết khách sạn Siji Kaiyuan...