Mỹ xem xét liệt Triều Tiên vào nước bảo trợ khủng bố
Mỹ đang xem xét đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố sau vụ tin tặc tấn công hãng phim Sony Pictures Entertainment, hãng tin Yonhap ngày 22.12 dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Barack Obama – Ảnh: Reuters
Mỹ đang nghiên cứu cách trừng phạt Triều Tiên sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) chính thức xác định Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures Entertainment. Vụ việc này khiến hãng phim này phải hủy bỏ kế hoạch công chiếu bộ phim hài có nội dung âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, theo Yonhap.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN, Tổng thống Barack Obama cho biết Chính phủ Mỹ sẽ xem xét khả năng đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố, theo Yonhap.
“Chúng tôi sẽ xem xét điều đó thông qua một quá trình thích hợp. Chúng tôi không chỉ dựa vào các tin tức trong ngày mà sẽ xem xét một cách có hệ thống về những gì xảy ra và dựa trên sự thật để đưa ra những quyết định trong tương lai”, Yonhap dẫn lời ông Obama.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Picture Entertainment, ngày 19.12 (giờ Mỹ), trên trang web chính thức của FBI đăng tải về cuộc điều tra, cơ quan này đã kết luận rằng: “Theo kết quả điều tra của chúng tôi cùng sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Mỹ, FBI hiện nay có đủ thông tin để kết luận rằng Chính phủ Triều Tiên chịu trách nhiệm cho những hành động này”.
Poster giới thiệu phim The Interview – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên bác bỏ mọi cáo buộc của FBI và phủ nhận trách nhiệm vụ tấn công mạng, cho rằng đó là cáo buộc “vô căn cứ”. Triều Tiên cũng yêu cầu Mỹ hợp tác điều tra và đưa ra những bằng chứng rõ ràng.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 21.12 đăng tải tuyên bố của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên rằng, các mục tiêu của nước này không chỉ là một công ty duy nhất sản xuất bộ phim mà là tất cả các thành trì của Mỹ.
Triều Tiên từng bị liệt vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố của Mỹ từ năm 1987. Tuy nhiên, đến năm 2008, chinh quyên cưu Tông thông George W. Brush đã quyết định đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này để đổi lấy những tiến bộ trong cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Phương Tây muốn người dân đông Ukraina phải chết?
Chính quyền Kiev với sự bảo trợ của phương Tây đã tìm mọi cách trì hoãn việc cứu trợ của Nga cho nhân dân đông Ukraina. Phải chăng với họ, sinh mạng của dân thường Ukraina không đáng gì so với mưu đồ chính trị.
Đoàn xe chở hàng nhân đạo của Nga tại cửa khẩu Donetsk
Ngày 22/8, Nga đã ra lệnh cho 280 xe chở hàng cứu trợ vượt qua biên giới tiến vào miền đông Ukraina bất chấp mọi sự phản đối của chính quyền Kiev. Moskva đồng thời cảnh báo chính quyền Kiev không được có bất cứ hành động ngăn chặn đoàn xe cứu trợ này.
Lý giải cho quyết định của mình, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga cho biết, Moskva không thể chấp nhận thêm nữa những sự trì hoãn có chủ đích từ Kiev và Nga buộc phải hành động để cứu những người dân ở đông Ukraina đang chết dần chết mòn do sự phong tỏa của quân đội chính phủ Kiev.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố việc Nga gửi đoàn xe cứu trợ tới đông Ukraina hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực của luật nhân đạo quốc tế. Aleksander Lukashevich, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga nói: "Phía Nga đã quyết định hành động. Chúng tôi cảnh báo chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hỏng sứ mệnh nhân đạo thuần tuý. Điều này đã được chuẩn bị trong thời gian dài, với đầy đủ sự minh bạch và phối hợp với phía Ukraina và Uỷ ban Chữ Thập đỏ quốc tế".
Theo các nhà lãnh đạo Nga, Ukraina và các nhà bảo trợ phương Tây đã đưa ra vô số lý do quan liêu để ngăn cản hoạt động cứu trợ nhân đạo của Nga. Trên thực tế, Kiev và các nước bảo trợ chỉ quan tâm đến việc chống Nga và đang đặt lợi ích chính trị của mình lên trên các chuẩn mực nhân đạo.
Đoàn xe chở đồ cứu trợ của Nga cho các thường dân tại miền đông Ukraina đã rời thủ đô Moskva ngày 12/8. Khi đến biên giới Ukraina, đoàn xe đã bị chặn lại để "khám xét" và chờ đợi kết quả đàm phán giữa chính quyền hai nước thông qua sự môi giới quốc tế về thủ tục tiếp nhận đoàn xe. Tuy nhiên, trong suốt một tuần lễ sau đó, cả chính quyền Kiev cũng như Uỷ ban Chữ Thập đỏ quốc tế làm nhiệm vụ môi giới, đều viện ra đủ mọi lý do để trì hoãn. Thậm chí tại cuộc họp kín khẩn cấp trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 22/8 liên quan đến đoàn xe nhân đạo của Nga, vài thành viên Hội đồng không hề quan tâm đến thực tế ở miền đông Ukraina dân thường đang bị giết hại, không quan tâm đến thực tế là ở đó đang có thảm họa nhân đạo, mà chỉ lo lắng Nga xâm lăng Ukraina. Thậm chí họ còn cho rằng đòi "ly khai" thì sẽ không được cứu trợ nhân đạo!
Ngay khi Nga quyết định không thể đứng nhìn nhân dân đông Ukraina chết vì đói khát, tức là cho đoàn xe tiến vào vùng cứu trợ, Kiev và phương Tây lại lớn tiếng phản đối. Kiev tuyên bố việc xe Nga vào Ukraina không được chấp thuận là một hành động "xâm lược". Đức, Mỹ và Liên minh châu Âu thì yêu cầu Nga rút ngay đoàn xe khỏi Ukraina, đồng thời cảnh báo quyết định của Nga là một hành động xâm phạm biên giới Ukraina... Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thì nhận định, việc đoàn xe Nga vào lãnh thổ Ukraina không được phép của Kiev, đang khiến "khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn".
Ngày 23/8, đoàn xe cứu trợ của Nga đã hoàn thành công tác chuyển hàng cứu trợ nhân đạo đến Lugansk miền đông Ukraina nhằm cung cấp những vật dụng thiết yếu gồm thiết bị y tế, thức ăn cho trẻ sơ sinh, túi ngủ và máy phát điện cho người dân tại vùng chiến sự. Đến chiều cùng ngày, toàn bộ 280 xe tải của Nga đã ra khỏi lãnh thổ của Ukraina. Các giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại trạm kiểm soát biên giới giữa Izvarino của Nga và Donetsk của Ukraina đã xác nhận thông tin trên.
Ngày 25/8 tới, Tổng thống Ukraina Petro Porochenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Belarus. Tham gia hội nghị này còn có các quan chức ngoại giao cao cấp của châu Âu. Đây là dịp tốt để xúc tiến đối thoại tìm ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy không có hy vọng nào để đạt được tiến bộ trong vấn đề Ukraina.
Theo Xaluan
Những "người hùng thầm lặng" Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, chính phủ Anh có chủ trương hỗ trợ tài chính cho các bậc ông bà phải chăm sóc cháu vì bố mẹ chúng đã mất, bệnh tật hoặc không thể trực tiếp chăm con. Ông Cameron gọi đó là những "người hùng thầm lặng". Nước Anh hiện có hơn 1,9 triệu người là ông bà phải...