Mỹ xem xét ký thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam
Thỏa thuận này tạo khung pháp lý để Mỹ đưa công nghệ hạt nhân tới Việt Nam.
Ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo báo chí cho biết Tổng thống Barack Obama đã đệ trình lên Quốc hội bản đánh giá về thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình (hay còn gọi là Hiệp định 123).
Nếu được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Hiệp định 123 sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý để Mỹ tham gia hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam theo các điều khoản không phổ biến vũ khí hạt nhân đã được hai bên nhất trí.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Hiệp định 123 phản ánh tầm vóc của quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ được đưa ra vào tháng 7 năm ngoái. Hiệp định này cũng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, và nó sẽ hỗ trợ cho mong muốn của Việt Nam về chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình với các tiêu chuẩn an toàn, các tiêu chí không phổ biến hạt nhân và an ninh cao nhất.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân năm 2013 tại Brunei (Ảnh: VGP)
Trong bản đánh giá về Hiệp định 123 gửi tới Quốc hội, Tổng thống Obama cho rằng thỏa thuận này đã được đàm phàn tuân thủ các quy định của Đạo luật Năng lượng Nguyên tử Mỹ và các điều luật khác có liên quan. Theo đánh giá của ông Obama, hiệp định này “đáp ứng tất cả yêu cầu bắt buộc và thúc đẩy việc không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như các lợi ích đối ngoại khác của Mỹ”.
Video đang HOT
Theo đề xuất của chính phủ Mỹ, giai đoạn đầu thực thi hiệp định này là 30 năm kể từ khi nó có hiệu lực, và sau thời hạn này nó sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn 5 năm. Ông Obama đề nghị Quốc hội xem xét các thời hạn này một cách cẩn thận, đồng thời khuyến nghị các chính quyền tiếp theo tham vấn với Quốc hội về các thời hạn quy định trong hiệp định.
Hiệp định này cho phép Mỹ chuyển giao thông tin, vật liệu, thiết bị (bao gồm cả lò phản ứng) cho phía Việt Nam cùng với các yếu tố cần thiết khác để nghiên cứu và sản xuất năng lượng hạt nhân.
Là một quốc gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, Việt Nam cam kết không sản xuất các thành phần phóng xạ phục vụ việc chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, không làm giàu hoặc tái chế urani để chế tạo vũ khí hạt nhân và tuân thủ các tiêu chuẩn không phổ biến hạt nhân của Mỹ.
Theo một số chuyên gia Mỹ, việc Quốc hội nước này xem xét Hiệp định 123 sẽ góp phần thúc đẩy an toàn năng lượng hạt nhân, an ninh hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đem lại lợi nhuận lớn cho nước Mỹ.
Chuyên gia Ron Kirk, đồng Chủ tịch Liên minh Năng lượng Sạch và An toàn Mỹ cho rằng việc Mỹ xuất khẩu công nghệ năng lượng hạt nhân được xếp vào diện an toàn và hiện đại nhất thế giới của mình tới Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á khác nói chung là một biện pháp hiệu quả để cạnh tranh với năng lượng hạt nhân của Trung Quốc.
Theo ông Ron Kirk, trong số 71 nhà máy năng lượng hạt nhân đang được xây dựng trên khắp thế giới, số nhà máy do Trung Quốc xây dựng là 28, gây ra sức ép cạnh tranh đáng kể đối với Mỹ. Chuyên gia này cho rằng việc Mỹ ký kết Hiệp định 123 với Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường cho nước Mỹ.
Ông nói: “Dự án này có thể tạo ra hàng chục ngàn việc làm thu nhập cao cho người Mỹ, đồng thời làm giảm hàng trăm ngàn tấn khí thải ra môi trường.”
Thị trường điện hạt nhân của Việt Nam được đánh giá hiện đứng thứ hai tại Đông Á, chỉ sau Trung Quốc, và ước tính sẽ đạt doanh thu 50 tỷ USD trong 2 thập kỷ tới.
Theo Khampha
Lộ diện tàu sân bay quốc nội số 18 "Sơn Đông" và số 20 của Trung Quốc
Trang mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 01/03 cho biết, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo hai tàu sân bay mới, một chiếc chạy bằng năng lượng thông thường, chiếc thứ hai chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Chiếc tàu sân bay đầu tiên được đóng tại Nhà máy đóng tàu ở Đại Liên (công ty CSIC), chiếc thứ hai được đóng tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam, đặt trên đảo Trường Hưng - Thượng Hải (công ty SPGO).
Mô hình tàu sân bay quốc nội do dân mạng Trung Quốc thiết kế
Các phương tiện truyền thông phương Tây cho biết, dự án đầu tiên là 001A (số hiệu tàu 18) có kích thước và trọng tải lớn hơn 5% so với tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của nước này (số hiệu 16, được xây dựng trên cơ sở tàu sân bay Varyag của Ukraine) và được trang bị 2 máy phóng hơi nước.
Tàu sân bay dự án 001A sẽ được đặt tên là tàu "Sơn Đông", dự kiến sẽ hoàn thành và được biên chế vào năm 2018, chiếc thứ 2 chưa được đặt tên và cũng chưa biết khi nào nó sẽ hoàn thành.
Dự án tàu sân bay thứ hai (mã dự án 002), số hiệu tàu 20 sẽ có kích thước và lượng giãn nước lớn hơn dự án 001A khoảng 5% và được trang bị lò phản ứng hạt nhân và được trang bị 4 máy phóng hơi nước, nhiều hơn 2 chiếc so với dự án 001A.
Tàu sân bay thứ hai có kích thước và lượng giãn nước kém Hàng không mẫu hạm Kitty Hawk của Mỹ một chút, với lượng giãn nước toàn tải tới hơn 70.000 tấn (Kitty Hawk 81.000 tấn), lớn hơn so với tàu sân bay Liêu Ninh và 001A khoảng 10.000 tấn.
Được biết, hai tàu sân bay mới của Trung Quốc được chế tạo dựa trên cơ sở bản thiết kế và tài liệu kỹ thuật của dự án tàu sân bay hạt nhân chưa hoàn thành "Ulyanovsk" của Liên Xô.
Theo ANTD
Nga muốn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân Nga có tham vọng tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân. Người Nga đang nhắm vào thị trường châu Á và cả châu Â, với gói sản phẩm "3 trong 1". Một nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở miền trung nước Nga - Ảnh: power-technology.com "Chúng...