Mỹ xem xét kiểm soát phòng COVID-19 với du khách đến từ Trung Quốc
Ngày 27/12, giới chức Mỹ cho biết chính phủ nước này có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát mới ngừa COVID-19 đối với du khách đến từ Trung Quốc đại lục trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên tàu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 19/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái trên diễn ra sau khi Nhật Bản, Ấn Độ và Malaysia công bố tăng cường các quy định đối với hành khách đến từ Trung Quốc đại lục, viện dẫn sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tại nước này. Theo đó, Nhật Bản đã đưa ra thông báo yêu cầu tất các du khách từ Trung Quốc đại lục khi nhập cảnh vào Nhật Bản bắt buộc phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Trong khi đó, Malaysia cũng khẳng định sẽ triển khai các biện pháp theo dõi và giám sát bổ sung đối với du khách tới từ Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược chống dịch COVID-19 từ kiềm chế lây nhiễm sang điều trị y tế, đảm bảo mở cửa trở lại an toàn với việc bắt đầu từ ngày 14/12, nước này chính thức ngừng kiểm đếm số ca nhiễm không triệu chứng hằng ngày, đồng thời triển khai các mũi tiêm vaccine tăng cường thứ hai cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già và những người mắc bệnh mãn tính.
Ngày 26/12, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố nước này sẽ ứng phó với dịch COVID-19 bằng các biện pháp đối với các bệnh truyền nhiễm loại B, thay vì các bệnh truyền nhiễm loại A. Sau khi điều chỉnh, các nỗ lực phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc sẽ tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng, cũng như triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế thấp nhất tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, xã hội.
EU tham gia 'cuộc đua' sản xuất chất bán dẫn
Ngày 8/2, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất kế hoạch huy động hàng chục tỷ euro nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất chất bán dẫn ở châu Âu và chấm dứt sự phụ thuộc của khối đối với châu Á trong lĩnh vực này.
Chất bán dẫn, còn được gọi là chip. Ảnh minh hoạ: theinvestor.co.kr
Chất bán dẫn, còn được gọi là chip, là thành phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ điện thoại thông minh đến ngành sản xuất ô tô. Đặc biệt, ô tô là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu hụt này, sản lượng có thể tiếp tục bị sụt giảm, thậm chí phải tạm dừng sản xuất. Sản xuất chất bán dẫn đã trở thành ưu tiên chiến lược của EU và Mỹ, sau khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nguồn cung, khiến các nhà máy rơi vào cảnh đình trệ và các kho hàng trống rỗng. Việc sản xuất chip chủ yếu được thực hiện ở Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc. Hiện 27 quốc gia thành viên EU muốn các nhà máy và doanh nghiệp trong khối có vai trò lớn hơn.
Dự kiến, Ủy viên EU phụ trách lĩnh vực công nghiệp Thierry Breton sẽ hối thúc các nước châu Âu đưa ra những kế hoạch tương tự như ở Mỹ, nơi chính quyền Tổng thống Joe Biden đang yêu cầu Quốc hội phê chuẩn kế hoạch trị giá 52 tỷ USD. Thị sát cơ sở nghiên cứu chip IMEC tại Bỉ hôm 7/2, ông Breton khẳng định kế hoạch mới sẽ không chỉ thúc đẩy vị thế đi đầu của châu Âu, mà còn giúp EU kiểm soát hoàn toàn các chuỗi cung ứng nội khối. Ông khẳng định EU sẽ tự trang bị cho mình những phương tiện để đảm bảo an ninh nguồn cung, tương tự như Mỹ.
Nếu được thông qua, kế hoạch của EU có thể huy động tổng cộng 42 tỷ euro thông qua ngân sách chi tiêu hiện tại, cũng như nhờ nới lỏng những quy định hiện hành về trợ cấp công ở các nước thành viên. Mục tiêu của kế hoạch là tăng gấp đôi năng lực sản xuất chất bán dẫn ở EU từ 10% thị phần toàn cầu hiện nay lên 20% vào năm 2030. Đề xuất sẽ cần được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Tuy nhiên, vấn đề này đang có sự khác biệt về quan điểm giữa các nước lớn như Đức, Pháp, và Italy với những nước nhỏ hơn lo ngại về việc cắt đứt chuỗi cung ứng giá trị với châu Á.
Nga và Trung Quốc lên án các biện pháp trừng phạt không được LHQ ủng hộ Nga và Trung Quốc ngày 7/2 đã lên án các biện pháp trừng phạt đơn phương do một số quốc gia tự ý áp đặt mà không được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân phát biểu tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phó...