Mỹ xem xét coi Nga là nước ‘bảo trợ khủng bố’, Matxcơva thề đáp trả tương xứng
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự thảo xem xét công nhận Nga là nước tài trợ khủng bố, Sputnik dẫn nguồn tin tư cơ quan báo chỉ ủy ban này.
Theo dự luật này, Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Quốc phòng sẽ tổng hợp danh sách các cá nhân và thực thể Nga cố tình xuất khẩu, chuyển nhượng hoặc hỗ trợ tài chính, vật chất, công nghệ quan trọng, làm tăng đáng kể khả năng mua vũ khí của chính phủ Syria.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải đưa ra kết luận về vấn đề xem xét công nhận Nga là nước tài trợ khủng bố cho các Ủy ban có liên quan ở Quốc hội trong vòng 90 ngày sau khi dự luật có hiệu lực.
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự thảo xem xét công nhận Nga là nước tài trợ khủng bố. (Ảnh: Sputnik)
Cũng trong thời hạn đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cần xác định liệu các nhóm vũ trang do Nga kiểm soát có hiện diện ở Donbass hay không và liệu họ cùng với các nhóm vũ trang của LPR và DPR (các nước cộng hòa Lugansk và Donetsk tự xưng) có thuộc định nghĩa “các tổ chức khủng bố nước ngoài” hay không.
Nếu dự luật này được thông qua, một số cá nhân, thực thể Nga sẽ được đưa vào danh sách đen của Mỹ, bị cấm nhập cảnh, đóng băng tài sản của Mỹ, cấm làm ăn với người Mỹ hoặc công ty Mỹ.
Video đang HOT
Danh sách các nước Mỹ coi là bảo trợ khủng bố hiện có Iran, Triều Tiên, Syria và Sudan. Cuba, Iraq, Libya từng có tên trong danh sách này nhưng đã được gạch tên.
Đáp trả động thái này của Mỹ, ông Alexandr Sherin, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban quốc phòng Nga cho biết Nga có thể xem xét một dự luật tương tự chống lại Washington.
Ông Sherin lưu ý rằng Nga không có lý do gì để bảo trợ cho các nhóm khủng bố, đồng thời đặt ngược câu hỏi cho Mỹ.
“Bất kỳ nhóm khủng bố nào trên thế giới đều không thể tồn tại nếu không có nguồn chu cấp từ bên ngoài, nguồn lực chỉ Mỹ mới có“, ông nói.
(Nguồn: Spuntik)
SONG HY
Theo vtc.vn
Nga tiếp tục chuyển giao 'rồng lửa' S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Nga sẽ tiếp tục chuyển giao các lô thiết bị của hệ thống phòng không S-400 thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 8 và tháng 9/2019.
Ảnh: RIA Novosti
Trên đây là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar trên kênh truyền hình NTV.
Trước đó Nga đã hoàn thành việc vận chuyển phần đầu tiên của lô S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25/7 theo hợp đồng đã được ký kết vào tháng 12/2017. Các thiết bị kỹ thuật được chở bằng 30 chuyến bay đặc biệt từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ.
"Công việc tiếp theo của chúng tôi là chọn địa điểm và lắp đặt hệ thống phòng không S-400", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.
Hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400 của Nga cho Ankara có tổng giá trị 2,5 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia thứ ba, sau Belarus và Trung Quốc, sở hữu một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới.
Mỹ sau đó liên tục gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ thỏa thuận với Nga, đồng thời đề nghị bán hệ thống tên lửa Patriot để thay thế, nhưng Ankara không đồng ý.
Với quyết định này, Washington buộc phải loại Ankara ra khỏi chương trình F-35 vì lo ngại công nghệ của S-400 có thể được sử dụng để thu thập thông tin mật về máy bay phản lực thế hệ 5.
S-400 Triumf (mã định danh của NATO là SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là một phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300.
Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3, về sau đổi thành S-400.
Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm bốn loại tên lửa mới cho hệ thống,giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các thể loại mục tiêu nhất định.
Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.
TÙNG DƯƠNG
Theo tienphong/Sputnik News
5 quốc gia có đội quân hùng mạnh nhất thế giới vào năm 2030 Trong vòng một thập kỷ tới, các cường quốc trên thế giới sẽ tiếp tục xu hướng trong giai đoạn hiện đại, chuyển sự tập trung từ quân đội trên bộ sang các lực lượng trên không và trên biển. Binh sĩ quân đội Mỹ. Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, chiến tranh trên bộ đã có những sự thay đổi rõ rệt....