Mỹ xem xét cấm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa xác nhận các cơ quan chính phủ đang thảo luận về việc liệu họ có thêm SMIC vào Danh sách đen của Bộ Thương mại cấm buôn bán với các công ty Mỹ hay không.
SMIC sẽ gặp khó trong hoạt động sản xuất nếu bị liệt vào Danh sách đen của Mỹ
Theo Engadget, với tư cách là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc, SMIC sẽ bị giáng một đòn nghiêm trọng nếu bị đưa vào danh sách cấm, bởi công ty này không thể có được nhiều thiết bị từ Mỹ để sản xuất và thử nghiệm chip.
Video đang HOT
Các nguồn tin trao đổi với Wall Street Journal cho biết, đã có những mối lo ngại từ chính phủ Mỹ liên quan đến việc SMIC có thể đang trợ giúp cơ sở hạ tầng quốc phòng của Trung Quốc. Nhà thầu quốc phòng Mỹ SOS International gần đây đưa ra một báo cáo khẳng định SMIC đã làm việc với một trong những công ty quốc phòng lớn nhất Trung Quốc và các nhà nghiên cứu liên kết với quân đội Trung Quốc đang thiết kế các dự án sử dụng công nghệ SMIC.
SMIC đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến các hoạt động mà SOS tuyên bố và khẳng định họ chỉ cung cấp chip và dịch vụ cho mục đích dân sự, đồng thời hãng “không có mối quan hệ nào với quân đội Trung Quốc”. Trong khi đó, SOS bảo vệ tuyên bố của mình và cho rằng SMIC đã nhúng sâu vào các dự án quân sự.
Các mối liên kết với quân sự của SMIC vẫn chưa được xác nhận vững chắc, vì vậy không có gì đảm bảo các cuộc thảo luận sẽ dẫn đến lệnh cấm đối với công ty của Trung Quốc. Nhưng nếu Mỹ thêm SMIC vào Danh sách đen, nó có thể làm leo thang đáng kể một cuộc chiến thương mại vốn đã rất căng thẳng trước đó. Nếu có rất ít hoặc không có lựa chọn thay thế các bộ phận của Mỹ, khó khăn trong việc phát triển hoặc duy trì sản xuất của SMIC sẽ ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến Huawei và nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác.
Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên khi họ có thể mở rộng đòn trả đũa và làm tổn thương các công ty Mỹ phụ thuộc vào sản xuất và các bộ phận Trung Quốc cho sản phẩm của họ. Mọi thứ có thể trở nên xấu đi rất nhanh.
Nhà sản xuất chip châu Âu tiến sang Đài Loan
ASML, nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu, mở cơ sở đào tạo công nghệ cao trị giá 16 triệu USD để hỗ trợ TSMC của Đài Loan.
Trung tâm nằm ở phía Nam thành phố Đài Nam, đào tạo kỹ sư sử dụng máy in thạch bản cực tím (EUV), công cụ sản xuất chip tiên tiến nhất và đắt tiền nhất hiện nay.
Ngành công nghiệp chip coi kỹ thuật in thạch bản EUV là một phần không thể thiếu trong quá trình cải tiến chip. Máy EUV có thể phát ra ánh sáng có bước sóng nhỏ, bằng một phần mười lăm so với thiết bị sản xuất chip thông thường, cho phép khắc mạch tốt hơn và ép được nhiều bóng bán dẫn hơn vào chip.
Hiện chỉ có TSMC và Samsung áp dụng EUV vào sản xuất các dòng chip tiên tiến. Chip 5 nm sử dụng công nghệ EUV của TSMC dự kiến được trang bị trong bộ vi xử lý của iPhone 5G sắp tới. Kích thước nanomet đề cập đến chiều rộng dòng giữa các bóng bán dẫn trên chip. Kích thước càng nhỏ chip càng tân tiến và do đó, việc chế tạo sẽ đắt hơn và khó hơn.
ASML mở trung tâm đào tạo ở nước ngoài tiên tiến nhất tại thành phố Đài Nam.
Đài Loan đang tìm giải pháp thu hút các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị bán dẫn trước cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Việc lôi kéo được ASML cho thấy quyết tâm của họ trong việc bảo vệ ngành công nghiệp tỷ "đô" của mình.
Theo một quan chức kinh tế cấp cao của Đài Loan, mục tiêu của họ là thuyết phục các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu thế giới, như Applied Materials, Lam Research và ASML tăng năng lực sản xuất cho Đài Loan bằng các công cụ tiên tiến. Nhiều nhà sản xuất chip chủ chốt của Nhật Bản, như Hitachi Chemical và Mitsubishi Chemical, cũng đang tăng cường đầu tư vào khu vực này.
TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Công ty Đài Loan này đang gia công chip cho các hãng công nghệ hàng đầu, gồm Apple, Google, Huawei, Intel, Qualcomm, Broadcom, Nvidia, MediaTek...
Hiện Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, vẫn xếp sau Mỹ trong các lĩnh vực thiết bị và vật liệu sản xuất chip.
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc tìm cách huy động thêm 2,8 tỉ USD Semiconductor Manuafacturing International Corporation (SMIC) đang cố gắng tăng tiềm lực tài chính để đầu tư vào công nghệ khi mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng. Ảnh: Reuters Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất Trung Quốc mới đây cho biết đã nộp đơn niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải với mục...