Mỹ “xem thường” tất cả tàu sân bay của Trung Quốc
Theo Cơ quan Tình báo quân sự của Lầu Năm Góc, các tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không thể có khả năng cao như những tàu Mỹ và chúng cũng không thể biến lực lượng trên biển của Bắc Kinh thành “hải quân biển xanh”, cụm từ dùng để chỉ lực lượng hải quân mạnh, có khả năng vươn tới các vùng biển xa.
“Các tàu sân bay mà Trung Quốc đang xây dựng không thể có khả năng như những tàu của chúng ta. Nó không thể giúp Trung Quốc thực hiện các hoạt động hỗ trợ không quân như Mỹ đang làm hiện nay. Nhiệm vụ của các tàu sân bay Trung Quốc chủ yếu sẽ là giúp hải quân nước này hoạt động mon men gần phần lãnh thổ đất liền của họ”, Trung tướng thủy quân lục chiến, Vincent Stewart, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, nói trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng hạ viện Mỹ vào hôm 2-3.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Video đang HOT
Quả thực, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay là Liêu Ninh, vốn được mua lại từ Ukraine, chỉ có kích cỡ bằng một nửa so với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Ngoài ra, tàu Liêu Ninh vẫn sử dụng kiểu cất cánh cầu bật thay vì trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ như tàu Mỹ, vốn tạo điều kiện tốt hơn cho các máy bay hạng nặng.
Ngay cả chiếc tàu sân bay đang được tự đóng ở nội địa Trung Quốc, nó cũng dựa theo tàu Kuznetsov lỗi thời của Nga. Và nếu Trung Quốc trang bị cho nó máy phóng máy bay điện từ hoặc hơi nước, nó cũng không thể đạt đến tầm cỡ các tàu sân bay boong phẳng như lớp Ford và Nimitz của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Stertward vẫn lưu ý đến những sự phát triển công nghệ của Trung Quốc và những nỗ lực nhằm bảo vệ các căn cứ ở nước ngoài, điều sẽ giúp Trung Quốc mở rộng được tầm ảnh hưởng của hải quân, bên cạnh chiến lược sử dụng tàu sân bay.
Chỉ có thời gian mới chứng minh được hải quân Trung Quốc sẽ phát triển thành lực lượng như thế nào, tuy nhiên, với việc kinh tế nước này đang chững lại, chiến lược mở rộng sức mạnh trên biển cũng vì thế mà có thể lâu hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc bị phản đối vì đe dọa tàu cá trên Biển Đông
Reuters ngày 3-3, dẫn phát biểu tại cuộc họp báo của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nhấn mạnh, Washington không muốn Bắc Kinh sử dụng lực lượng hải quân để đe dọa các tàu cá của các nước khác tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng cảnh báo Trung Quốc không được quân sự hóa Biển Đông nếu không muốn "chịu hậu quả" vì những hành động tại khu vực này. Ông cho biết, quân đội Mỹ sẵn sàng tăng cường điều động tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và sẽ chi thêm 425 triệu USD cho các hoạt động diễn tập quân sự chung với những nước trong khu vực cũng như tăng cường hạm đội tàu ngầm và máy bay không người lái tại đây.
Trước đó, chính quyền Philippines cũng tố cáo Trung Quốc điều tàu đến một bãi san hô trên Biển Đông, ngăn chặn tàu cá của ngư dân Philippines, làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển này. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, các tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã xuất hiện ở bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa, làm dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh có thể đang kiểm soát khu vực này.
Quang Huy
Theo_Hà Nội Mới
'Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran' Phó đô đốc Ali Fadavi tuyên bố: " Lực lượng hải quân của Mỹ khi bước chân vào Vịnh Ba Tư phải tuân thủ luật chơi do các tàu cao tốc của Iran quy định". Tuyên bố này ám chỉ rằng, Iran rất tự tin trước sức mạnh của lực lượng hải quân trên vùng biển được xem như sân nhà, sát vách...