Mỹ xây kho ngoại quan bông vải: Nhiều kỳ vọng
Đây sẽ là một tổng kho ngoại quan có thể chứa các nguyên liệu xuất khẩu thuộc nhiều lĩnh vực của Mỹ và Việt Nam đang cần.
Lợi ích lớn
Ý tưởng xây kho ngoại quan cho hàng bông vải Mỹ tại Việt Nam được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt may Việt Nam đề xuất trong cuộc làm việc với Hiệp hội Bông Mỹ vừa qua.
Trao đổi thêm với Đất Việt về đề xuất này, ông Vũ Đức Giang cho biết, mục đích của đề xuất nói trên là muốn đưa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực tế một cách thực chất, tạo mối liên kết giữa các nhà sản xuất bông Mỹ với các nhà sản xuất sợi Việt Nam, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
“Lợi ích ấy sẽ được chia được chia cho cả những người sản xuất bông, sản xuất sợi dệt may của Việt Nam, gắn kết với hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ”, ông Giang nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp ngoại đầu tư vào dệt may Việt Nam để đón trước TPP
Theo đề xuất này, Chính phủ Mỹ và Hiệp hội Bông Mỹ sẽ xây dựng một tổng kho ngoại quan ở hai khu vực lớn của Việt Nam là khu vực phía Bắc – có thể là cảng Hải Phòng hoặc Hà Nội, phía Nam là cảng Cát Lái (TP.HCM) hoặc Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam đánh giá rất cao chất lượng của bông Mỹ và muốn ủng hộ sản xuất bông của Mỹ nên muốn tạo ra sự liên kết.
Là người gắn bó hàng chục năm với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang kỳ vọng, việc thành lập tổng kho ngoại quan sẽ giải quyết 3 vấn đề cốt lõi của công nghiệp dệt may Việt Nam:
Video đang HOT
Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không phải bỏ một số lượng tiền lớn và thời gian để có được bông nhập khẩu từ Mỹ. Hiện nay, phải mất 3 tháng bông Mỹ mới về đến Việt Nam. Chính vì thế, một khi có kho ngoại quan, doanh nghiệp sẽ sẽ rút ngắn thời gian và tài chính để mua bông.
Thứ hai, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể mua bông trong thời gian ngắn hạn với số lượng đủ trong vòng 1 tuần hay 15 ngày sản xuất, lượng tiền bỏ ra không lớn, và việc này sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba, thời gian giao hàng không phải 3 tháng như trước đây nữa mà có thể chỉ trong 3 ngày, thậm chí 1 ngày đối với doanh nghiệp gần cảng, ví dụ buổi sáng ký hợp đồng mua bán, chiều có thể nhận được bông. Nó tạo ra lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, việc này cũng tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Mỹ phát triển cây bông ổn định, đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu bông Mỹ cũng có một thị trường ổn định. Nó tạo ra sự an toàn cho các nhà xuất khẩu bông Mỹ, không xảy ra tình trạng khi giá bông bấp bênh thì các nhà mua bông hủy hợp đồng.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để học hỏi, tạo sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi giữa các nhà sản xuất bông Mỹ với doanh nghiệp Việt Nam, tạo ra sự ổn định về chất lượng sợi cho doanh nghiệp sợi Việt Nam khi nhập khẩu bông Mỹ.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay, về nguyên liệu đầu vào, Việt Nam nhập khẩu tới 98% lượng bông trên tổng nhu cầu của ngành dệt may, trong nước chỉ đáp ứng được 1-2% do nước ta không có được nền nông nghiệp sản xuất bông. Trong đó, Mỹ vẫn là nước Việt Nam nhập khẩu lớn nhất, năm 2015 Việt Nam nhập khẩu 1 triệu tấn bông của Mỹ. Việt Nam nhập khẩu rất ít bông Trung Quốc bởi Trung Quốc sản xuất bông phục vụ cho họ là chính. Ngoài ra doanh nghiệp Việt nhập khẩu một ít của Ấn Độ và các nước SNG cũ, của Úc và một số nước khác.
Ông Vũ Đức Giang cũng lưu ý, tổng kho ngoại quan nói trên sẽ không chỉ chứa bông sợi Mỹ mà về lâu dài, nó có thể chứa tất cả các nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp cả nước nói chung và dệt may Việt Nam nói riêng, đó là những sản phẩm Việt Nam đang cần và Mỹ đang có nhu cầu xuất khẩu.
Tự tin công nghệ lạc hậu khó vào Việt Nam
Trước băn khoăn ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may Việt Nam chưa được đầu tư, phát triển đúng mức, ông Vũ Đức Giang cho biết, hiện nay có nhiều nước đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp của Mỹ, châu Âu, doanh nghiệp của các nước châu Á đầu tư vào lĩnh vực này.
Việt Nam sẵn sàng mở cửa và kêu gọi tất cả các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào các lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất.
“Trước đây đã có một số doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam và bây giờ họ tiếp tục hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong nước đầu tư vào sợi, dệt, nhuộm và một số dự án đang triển khai. Điều đó rất tốt cho Việt Nam vì đó là phần cung thiếu hụt.
Theo_Báo Đất Việt
500 DN xuất sắc nhất Việt Nam: Niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử VietNamNet hôm nay tổ chức lễ công bố 500 DN xuất sắc nhất Việt Nam.
Có tên trong danh sách 500 DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2016 là những đại diện tiêu biểu nhất của cộng đồng DN Việt Nam, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2014.
Các DN được vinh danh trong buổi lễ đều là những đại diện có tiềm lực thực sự và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, xứng đáng với danh hiệu "những ngôi sao đang lên" trên bầu trời kinh tế Việt Nam.
Tổng biên tập VietNamNet phát biểu tại lễ công bố.
Đặc điểm nổi bật của các DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam 2016 là duy trì tốt đà tăng trưởng trong năm 2015; có nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng trong giai đoạn 2012 - 2015 và chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập TPP.
Phát biểu tại lễ công bố, ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ghi nhận vai trò của báo VietNamNet cũng như công ty Vietnam Report trong việc tôn vinh các DN xuất sắc thông qua bảng công bố 500 tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam 2016.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cam kết sẽ làm hết sức để hỗ trợ các DN, giúp DN phát triển tốt và hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu.
Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo VietNamNet, Trưởng ban tổ chức, đánh giá cao nỗ lực của các DN đã vượt qua khó khăn thách thức trong thời gian qua và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Những DN lọt vào danh sách 500 DN tăng trưởng và triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam 2016 là một thành tích đáng khích lệ, cần được vinh danh.
Báo cáo của Vietnam Report chỉ ra rằng, năm 2016 được đánh giá là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết/có hiệu lực, hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng hoạt động và thu hút dòng vốn nước ngoài.
Trả lời khảo sát của Vietnam Report, đa phần (hơn 80%) đều tự tin khẳng định đã chuẩn bị đầy đủ/tương đối đầy đủ để sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh. Đồng thời tỉnh táo lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; cắt giảm chi phí và tiếp tục giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới, hạn chế tối đa những bất lợi có thể gặp phải và phát huy tối đa nội lực thực có, qua đó biến thách thức thành cơ hội tăng trưởng, đưa thương hiệu Việt vươn xa hơn không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế.
Trong năm 2016, các doanh nghiệp chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập TPP. Những kết quả kinh doanh khởi sắc đã đạt được trong cả một chặng đường dài từ năm 2011 đến năm 2015 kết hợp với các dự báo kinh tế khả quan trong năm 2016, và đặc biệt là triển vọng thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế TPP và AEC, là cơ sở đáng tin cậy làm tăng thêm niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp Việt.
Hơn 76% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội tăng trưởng mới... Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới.
Nhân sự kiện này,Vietnam Report chính thức công bố danh sách 50 DN tăng trưởng xuất sắc nhất. Các DN có tên trong danh sách này là những đại diện tiêu biểu, luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2011-2014. Cùng với đó là danh sách 10 DN đầu tư bất động sản uy tín và 5 DN tư vấn môi giới bất động sản uy tín năm 2016.
Tại đây, Vietnam Report cũng giới thiệu cuốn Báo cáo tăng trưởng và triển vọng kinh tế Việt Nam 2016: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng của một số ngành chủ yếu, là sản phẩm nghiên cứu được xuất bản thường niên theo chuyên đề tăng trưởng, tổng hợp những phân tích chuyên sâu về cơ hội và thách thức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và một số ngành nói riêng dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
Trần Thủy
Theo_VietNamNet
Tổng tài sản ngân hàng đang tăng mạnh Nếu như 2015 là năm cuối cùng ngành ngân hàng thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 thì đến thời điểm 2016, những thông tin cập nhật mới nhất cho thấy bức tranh toàn cảnh đã ngày một sáng hơn, thậm chí tổng tài sản ngành tăng tới 37% so với một năm trước đó. Thanh...