Mỹ xây dựng kế hoạch phá vỡ tuyến phòng không Nga ở Kaliningrad
Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad.
Tư lệnh Không quân Mỹ phụ trách Châu Âu và Châu Phi, Tướng Jeffrey Lee Harrigian vừa qua cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad, trong trường hợp Moscow thực hiện hành vi gây hấn.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Nga. Ảnh: Sputnik.
“Nếu như chúng tôi phải tới đó để hạ gục Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ở Kaliningrad, thì không nghi ngờ gì, chúng tôi đã có kế hoạch để làm điều đó. Chúng tôi đã tập huấn để làm điều này. Chúng tôi đã nghiên cữu kỹ lưỡng những kế hoạch đó toàn thời gian. Nếu buộc phải làm điều đó, chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện”, ông Harrigian nói.
Ông Harrigian chỉ ra rằng, phản ứng của Mỹ đối với hành vi gây hấn có thể của Nga từ khu vực Kaliningrad sẽ là “đa miền, rất kịp thời và hiệu quả”. Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết về kế hoạch, chỉ nói rằng phản ứng sẽ bao gồm các cuộc tấn công từ trên không, trên bộ, trên biển, trong không gian, không gian mạng và tác chiến điện tử.
NATO đang đặc biệt quan tâm tới Kaliningrad vì liên minh quân sự này coi vùng Suwalki – một hành lang kéo dài khoảng 80km chạy dọc biên giới Ba Lan – Lithuana, nằm giữa vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga và Belarus – đồng minh của Moscow, là một trong những địa bàn dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga.
Các tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không của Nga đặt tại khu vực này có thể đe dọa phần lớn NATO, buộc lực lượng không quân của NATO phải tìm ra cách bảo vệ tốt hơn các căn cứ quân sự của khối và phân tán máy bay chiến đấu đến nhiều địa điểm khác nhau. Ngược lại, các bệ phóng tên lửa của Nga cũng nằm trong tầm bắn của các tàu chiến NATO trên biển Baltic và hệ thống đạn pháo trên đất liền./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Sputnik
Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Mỹ- Nga: Hậu quả thảm khốc, 90 triệu người thiệt mạng
Theo nhóm nghiên cứu, nếu cuộc xung đột NATO-Nga leo thang thành chiến tranh hạt nhân, khoảng 34 triệu người sẽ chết chỉ trong vài giờ đầu của cuộc chiến.
Trong trường hợp cuộc xung đột thông thường giữa Mỹ và Nga vượt quá ngưỡng giới hạn và leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân, hơn 90 triệu người sẽ chết vì nó - trích dẫn phiên bản mô phỏng mới được trình bày bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Princeton.
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, quan sát những gì xảy ra trong 2 năm qua, khả năng xảy ra một kịch bản như vậy đang tăng lên đáng kể, bởi cả Nga và Mỹ đã bắt đầu gạt bỏ sự kiểm soát đối với vũ khí.
Một mô phỏng, được thực hiện bởi các chuyên gia tham gia Chương trình Khoa học và An ninh thế giới của Princeton, cho thấy rằng 34 triệu người sẽ chết chỉ trong vài giờ đầu tiên của cuộc đối đầu hạt nhân toàn diện, bên cạnh 57 triệu người khác bị thương. Cần lưu ý rằng con số tính toán trên chưa bao gồm các nạn nhân của bụi phóng xạ và các tác động ảnh hưởng khác của chiến tranh hạt nhân.
Sự tàn phá này sẽ biến toàn bộ châu Âu trở thành đống tro tàn. Theo các nhà nghiên cứu của Princeton, một thảm họa như vậy là hoàn toàn có thể xảy ra do sự leo thang từ một cuộc chiến thông thường giữa Nga và NATO.
Video: Mô phỏng hậu quả thảm khốc từ cuộc chiến tranh hạt nhân giữa NATO và Nga.
" Với toan tính ngăn chặn đà tiến công của Mỹ và NATO, Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân răn đe từ căn cứ của họ gần Kaliningrad. Đáp lại, NATO sẽ tiến hành cuộc không kích hạt nhân chiến thuật một chọi một" - các nhà khoa học mô tả kịch bản có thể xảy ra.
" Sau khi vượt qua ngưỡng sử dụng hạt nhân, cuộc xung đột sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Nga sẽ gửi 300 đầu đạn hạt nhân đến các căn cứ và lực lượng tấn công của NATO bằng máy bay và tên lửa tầm ngắn. Liên minh đáp trả bằng một cuộc không kích của khoảng 180 đầu đạn hạt nhân" - nhóm nhà nghiên cứu nhận định.
Sau đó, hai bên sẽ tiến hành hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng hạt nhân của đối phương. Trên bản đồ mô phỏng, ký hiệu màu đỏ chỉ thị tên lửa và các phương tiện mang tên lửa của Nga sẽ được phóng vào không trung chỉ vài giây trước khi những ký hiệu màu xanh của Mỹ phá hủy toàn bộ khu vực. Nga sau đó sẽ tấn công đến các mục tiêu ở Mỹ từ bờ bên này đến bờ bên kia.
Ở giai đoạn tiếp theo, Washington và Matxcơva sẽ chuyển hướng hỏa lực sang các vực dân cư lớn, mỗi thành phố sẽ phải hứng chịu tầm 10 quả tên lửa phóng từ các tàu ngầm.
Các nhà nghiên cứu của Princeton lưu ý rằng video mô phỏng này được xây dựng " dựa trên thực lực của mỗi bên, cũng như danh sách các mục tiêu và ước tính tổn thất". Vụ nổ hạt nhân đầu tiên, rõ ràng, sẽ xảy ra ở Ba Lan gần Warsaw.
" Kịch bản này được phát triển dựa trên sự leo thang từ cuộc xung đột thông thường giữa Mỹ/NATO và Nga, trong đó, theo học thuyết hiện tại của mình, Nga không loại trừ khả năng sẽ tiến hành tấn công hạt nhân" - chuyên gia Zia Mian trong nhóm nghiên cứu cho biết.
Bình luận về kết quả nghiên cứu trên, ông Sam Dudin, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia, cho rằng kịch bản hai bên cùng hủy diệt nhau như vậy là điều khó có thể xảy ra, bởi ngay từ đầu những năm 50, Mỹ đã luôn cố gắng để tránh một cuộc chiến thông thường với Nga. Trong khi đó, Matxcơva, theo ông, cũng không quá "bùng cháy" với mong muốn chiến đấu với NATO.
" Từ quan điểm tác chiến, có vẻ như trong mô phỏng này không thấy có các hệ thống phòng không tích hợp tại châu Âu. Trong khi, những hệ thống này lại có tác động lớn đến hiệu quả của các cuộc không kích hạt nhân. Ước tính tổn thất, có vẻ như, cũng bị đánh giá thấp" - chuyên gia chia sẻ.
" Hơn nữa, mô phỏng này cũng không chỉ ra một số mục tiêu tiềm năng. Tôi đang nói đến việc Pháp có vị thế của một cường quốc hạt nhân, cũng như các tàu ngầm hạt nhân của Anh neo đậu tại các căn cứ ở Scotland. Đánh giá này cho thấy Mỹ, có vẻ như, sẽ phớt lờ các đồng minh của mình" - ông Dudin kết luận.
(Nguồn: The Independent)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ không muốn xung đột Idlib diễn ra theo ý Nga "Mỹ không muốn xung đột ở Idlib đi theo kịch bản của Nga. Người Mỹ tấn công Idlib nhằm làm gián đoạn thỏa thuận Sochi và kéo dài xung đột quân sự này" - chuyên gia quân sự Amin Hteit nhận định. Cuộc không kích Idlib, Syria của Mỹ ngày 31-8 có thể làm leo thang căng thẳng hơn nữa trong khu vực,...