Mỹ xác nhận thời điểm nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân Iran
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ngày 9/6 thông báo tiến trình đàm phán về cách thức khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) sẽ được nối lại vào cuối tuần này.
Bà Wendy Sherman (trong ảnh). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu tại một sự kiện trực tuyến do Quỹ German Marshall tổ chức, bà Sherman cũng cho biết mặc dù đạt được “nhiều tiến triển”, song sẽ khó có thể biết liệu các bên có quay trở lại thỏa thuận còn có tên gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) hay không cho tới khi những chi tiết cuối cùng được hoàn thiện. Bà Sherman nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Iran, dự kiến diễn ra vào ngày 18/6 có thể là một yếu tố làm phức tạp thêm tiến trình đàm phán.
Trong khi đó, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington lo ngại rằng Tehran vẫn chưa cung cấp cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) những thông tin cần thiết liên quan đến nguyên liệu hạt nhân chưa được công bố của quốc gia Trung Đông này.
Hồi tháng 2 vừa qua Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi thông báo đã đạt được “giải pháp tạm thời” kéo dài 3 tháng với Iran để cho phép IAEA tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước Cộng hòa Hồi giáo. Tuy nhiên, ngày 23/5, Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf thông báo thỏa thuận giữa Tehran và IAEA về việc giám sát chương trình hạt nhân của nước này đã hết hiệu lực từ ngày 22/5. Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran dẫn lời ông Qalibaf tuyên bố với việc chấm dứt thỏa thuận trên, IAEA sẽ không được truy cập vào những dữ liệu mà máy quay ghi lại bên trong các cơ sở hạt nhân của Iran theo đúng quy định.
Video đang HOT
Đề cập đến JCPOA, ngày 9/6, hãng tin RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng hiện chỉ còn một vài vấn đề tồn đọng cần giải quyết trong cuộc đàm phán sắp tới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân này và không còn bất kỳ trở ngại lớn nào không thể khắc phục được.
Ông Ryabkov đưa ra nhận định trên trong bối cảnh vòng đàm phán thứ 5 giữa Iran với P5 1 vừa khép lại tại thủ đô Vienna của Áo. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi, trưởng đoàn đàm phán của Iran cho biết sau 10 ngày thương lượng tại Vienna, các bên đều muốn nước để tham vấn thêm. Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ nối lại vào cuối tuần này tại Vienna.
Mỹ chỉ trích Nga phong tỏa một phần Biển Đen
Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích lệnh hạn chế đi lại của Nga ở Biển Đen và gọi đây là diễn biến "đặc biệt đáng lo ngại".
Trong thông cáo ngày 19/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết việc Nga hạn chế đi lại đối với tàu quân sự và công vụ nước ngoài ở một số vùng thuộc Biển Đen là "động thái leo thang vô cớ khác trong chiến dịch gây bất ổn và phá hoại ở Ukraine".
"Diễn biến này đặc biệt đáng lo ngại trong bối cảnh Nga tăng cường lực lượng ở Crimea và quanh khu vực biên giới với Ukraine ở mức chưa từng có kể từ khi nước này sáp nhập bán đảo trên năm 2014", Price cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/4 thông báo cấm tàu quân sự và công vụ nước ngoài đi qua một số khu vực thuộc Biển Đen trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 24/4 và kết thúc ngày 31/10.
Hộ vệ hạm Đô đốc Essen của hải quân Nga tham gia diễn tập phóng tên lửa trên Biển Đen ngày 9/3. Ảnh: BQP Nga .
Lệnh hạn chế đi lại sẽ ảnh hưởng tới mũi phía tây và bờ biển phía nam của bán đảo Crimea, từ Sevastopol đến Hurzuf, cùng một vùng biển hình chữ nhật ngoài khơi bán đảo Kerch gần Khu bảo tồn thiên nhiên Opuksky.
Một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế đi lại của Nga nằm gần eo biển Kerch nối giữa Biển Đen và biển Azov. Tuyến đường biển chạy qua eo biển Kerch mang tính thiết yếu với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và thép từ Ukraine.
Động thái hạn chế đi lại một phần Biển Đen diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine. Nga điều động lượng lớn quân nhân và khí tài đến gần biên giới với Ukraine và bán đảo Crimea, đồng thời tổ chức nhiều cuộc diễn tập hải quân ở Biển Đen trong tuần.
Đại diện cấp cao về đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 19/4 cho biết hơn 150.000 lính Nga đang tập kết gần biên giới Ukraine và tại Crimea, đồng thời cảnh báo "nguy cơ leo thang căng thẳng rất rõ ràng". Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết lượng quân nhân Nga ở biên giới chỉ khoảng vài chục nghìn và chưa có thông tin tình báo nhắc tới con số 150.000.
Khu vực Biển Đen. Đồ họa: Washington Post .
Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine từ cuối tháng 3. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev hôm 7/4 tuyên bố Moskva không có ý định can thiệp vào xung đột tại miền đông Ukraine, thêm rằng Nga đang theo dõi sát tình hình và có thể áp dụng "những biện pháp cứng rắn tùy theo diễn biến".
Giới quan sát cho rằng động thái điều quân của Nga có thể nhằm răn đe Ukraine mở chiến dịch tấn công lực lượng ly khai thân Moskva ở miền đông, đồng thời phát tín hiệu cứng rắn tới chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Mỹ ban hành hướng dẫn mới về Đài Loan, Trung Quốc cảnh báo 'đừng đùa với lửa' Trung Quốc yêu cầu Mỹ "đừng đùa với lửa trong vấn đề Đài Loan", phản đối việc Mỹ ban hành hướng dẫn cho phép quan chức nước này gặp gỡ tự do hơn quan chức Đài Loan. Hôm 13/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối quyết định của Mỹ...