Mỹ xác nhận tạm dừng viện trợ quân sự, Anh đổ thêm tiền để Ukraine mua UAV
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby xác nhận, Washington đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Kiev.
“Mỹ đã ban hành gói rút vốn cuối cùng để hỗ trợ Ukraine. Điều quan trọng lúc này là Quốc hội Mỹ cần thực hiện yêu cầu bổ sung ngân sách an ninh quốc gia”, ông Kirby thừa nhận, “sự hỗ trợ mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hiện bị dừng lại”.
Theo hãng tin RT, gói hỗ trợ cuối cùng trị giá 250 triệu USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt vào cuối tháng 12/2023 nhằm cho phép vận chuyển khẩn cấp vũ khí cho các đồng minh mà không cần Quốc hội thông qua.
Binh sĩ Ukraine nhận tên lửa được Mỹ viện trợ. Ảnh: Reuters
Tổng thống Biden đã yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua khoản đề xuất ngân sách bổ sung trị giá hơn 100 tỷ USD, mà trong đó hơn 60 tỷ USD dành cho Ukraine. Song các thành viên đảng Cộng hòa vẫn từ chối đề xuất này.
Video đang HOT
Giới chức EU cũng thừa nhận việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine bị trì hoãn do các vấn đề về sản xuất, và hậu cần.
Anh đổ thêm tiền để Ukraine mua UAV
Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Kiev vào hôm nay (12/1) để thông báo về khoản tăng tài trợ giúp Ukraine mua thêm máy bay không người lái (UAV) quân sự mới cho nhiệm vụ giám sát, tấn công tầm xa, và xuồng không người lái trên biển.
Anh là một trong những nước ủng hộ trung thành nhất cho Kiev, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022. Thủ tướng Sunak cho biết, London sẽ tăng mức hỗ trợ trong năm tài chính tiếp theo lên 2,5 tỷ bảng Anh (3,19 tỷ USD), tăng 200 triệu bảng so với 2 năm trước.
Thông báo từ chính phủ Anh cũng nhấn mạnh Bộ Quốc phòng nước này sẽ hợp tác với các đối tác quốc tế để tăng cường đáng kể số lượng UAV cung cấp cho Ukraine.
Văn phòng Thủ tướng Sunak cho biết, 2 nước sẽ ký Thỏa thuận hợp tác an ninh Anh – Ukraine mang tính lịch sử, nối tiếp thỏa thuận của Nhóm G7 nhằm cung cấp cho Kiev những đảm bảo an ninh song phương.
Anh cho biết thỏa thuận này sẽ “chính thức hóa hàng loạt sự hỗ trợ mà Anh đã và sẽ tiếp tục cung cấp cho an ninh của Ukraine như chia sẻ thông tin tình báo, an ninh mạng, huấn luyện y tế và quân sự, cùng hợp tác công nghiệp quốc phòng”.
“Hôm nay tôi đến đây với một thông điệp: Anh sẽ không chùn bước. Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine trong những giờ phút đen tối nhất, và trong khoảng thời điểm tốt đẹp hơn sắp tới”, Thủ tướng Sunak nói.
Mỹ xác nhận tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Washington đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Kiev.
Ông John Kirby tại cuộc họp báo ngày 11/1. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), tuyên bố của ông Kirby được đưa ra trong bối cảnh cuộc tranh luận sôi nổi đang diễn ra tại Quốc hội Mỹvề tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
"Mỹ đã ban hành gói rút vốn cuối cùng chúng tôi có thể thực hiện để hỗ trợ Ukraine. Đó là lý do tại sao việc Quốc hội thực hiện yêu cầu bổ sung ngân sách an ninh quốc gia là điều quan trọng lúc này", ông Kirby nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo, thừa nhận hỗ trợ mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hiện đã dừng lại.
Mới đây nhất, Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt gói viện trợ trị giá 250 triệu USD vào cuối tháng 12 thông qua Cơ quan rút vốn của Tổng thống, cho phép vận chuyển vũ khí khẩn cấp cho các đồng minh mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.
Trước đó, ông Biden đã yêu cầu Quốc hội thông qua đề xuất ngân sách bổ sung hơn 100 tỷ USD, trong đó hơn 60 tỷ USD dự kiến dành cho Ukraine. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa đã ngăn chặn đề xuất này, yêu cầu Nhà Trắng và các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội chấp thuận kế hoạch thắt chặt an ninh ở biên giới Mỹ - Mexico.
Trước đó, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng Shalanda Young nói với báo chí rằng gói viện trợ rút vốn sẽ không thể thực hiện chuyển các lô khí tài quân sự lớn vào Ukraine và mô tả tình hình là "thảm khốc".
Đầu tháng này, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Patrick Ryder, cảnh báo rằng quân đội Mỹ đang cạn kiệt các lựa chọn để bổ sung kho dự trữ.
Trong khi ông Biden đã công khai cam kết ủng hộ Kiev cho đến khi nào còn cần, một số đảng viên Cộng hòa và giới truyền thông đã đặt câu hỏi về chiến lược hiện tại của Washington, khi cuộc phản công của Ukraine được cho là đã kết thúc thất bại. Tướng Valery Zaluzhny, Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, thừa nhận vào năm ngoái rằng cuộc xung đột đang "đi vào bế tắc".
Giới chức EU cũng thừa nhận rằng việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine đã bị trì hoãn do các vấn đề về sản xuất và hậu cần.
Bình luận về tình trạng gián đoạn viện trợ quân sự từ phương Tây trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nói: "Châu Âu không biết cách tiến hành chiến tranh. Thật không may, các đồng minh chúng tôi đã dành quá nhiều thời gian để cân nhắc về cách thức và thời điểm tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược".
Châu Âu đẩy mạnh trang bị vũ khí độc lập cho Ukraine để đề phòng ông Trump thắng cử ở Mỹ Các nước châu Âu đang tìm cách tăng cường sản xuất vũ khí để tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến ở Ukraine dù biết Kiev không thể thắng. EU muốn tự lực cung cấp vũ khí cho Ukraine trong cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga. Ảnh: CNBC Lo ngại về việc Mỹ sẽ giảm sự hỗ trợ cho Ukraine nếu cựu Tổng thống...