Mỹ: Vũ khí sinh học vẫn là một lựa chọn của Triều Tiên
Triều Tiên có thể vẫn xem việc sử dụng vũ khí sinh học là một lựa chọn và tiếp tục tăng cường năng lực phát triển-nghiên cứu trong lĩnh vực này, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm một đơn vị quân đội – Ảnh: Reuters
Trong báo cáo thường niên đánh giá về giải trừ vũ khí công bố hồi tuần rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào năm 1987 Triều Tiên tham gia Công ước cấm vũ khí sinh học (BWC), theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc).
“Những thông tin có sẵn” cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành nhiều hoạt động phát triển và nghiên cứu vũ khí sinh học, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
“Triều Tiên có thể vẫn đang xem việc sử dụng vũ khí sinh học là một lựa chọn, điều này trái với BWC”, theo Bộ ngoại giao Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo không nêu cụ thể “thông tin có sẵn” là gì, theo Yonhap.
Trước đây, Bình Nhưỡng thường xuyên bác bỏ thông tin cho rằng nước này không tuân thủ các điều khoản trong BWC.
Video đang HOT
Triều Tiên còn khẳng định nước này phản đối việc phát triển và sử dụng vũ khí sinh học và cũng không sở hữu bất kỳ vũ khí sinh học nào.
Theo Thanh Niên
Căng thẳng gia tăng trên Biển Đông: Philippines nỗ lực hiện đại hóa quân đội
Trang National Interest của Trung tâm Quyền lợi quốc gia Mỹ đăng bài viết As Tensions Rise in the South China Sea Rise: The Philippines' Military Modernizes của tác giả Peter Chalk, nói về việc Philippines đã tiến hành các nỗ lực hiện đại hóa quân đội ra sao trước những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.
Chính phủ Philippines hiện nỗ lực hiện đại hóa quân đội, để lực lượng này có khả năng tạo ra sự răn đe đối với bên ngoài. Mục tiêu bao quát của việc hiện đại hóa là nhằm trang bị cho lực lượng vũ trang Philippines các khả năng cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước, chống lại các thách thức từ bên ngoài, và đảm bảo đạt được các lợi ích, đặc biệt là trong những tranh chấp có liên quan đến Biển Đông.
Trong nỗ lực này, Philippines đã đề ra 3 lĩnh vực cần phải được ưu tiên đổi mới trong thời gian ngắn hạn đến trung hạn.
Đầu tiên là việc thành lập "lực lượng phản ứng chiến lược thích hợp" trong tất cả các đơn vị quân đội để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng từ bên ngoài có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia và lợi ích của đất nước.
Ảnh: Tàu cao tốc cảnh sát biển Philippines tập bắt tàu đánh cá Trung Quốc đánh cá trái phép trong lãnh hải Philippines
Thứ hai là tạo ra một hệ thống C4ISR tăng cường nhằm hỗ trợ việc ra mệnh lệnh và kiểm soát các hoạt động phòng thủ chiến lược, đồng thời nâng cao nhận thức tình huống thông qua việc thu thập, phân tích, phổ biến các thông tin được chia sẻ nhanh hơn.
Thứ ba là phát triển một mạng lưới thông tin liên lạc vệ tinh hiện đại để làm việc cùng với nền tảng trong C4ISR để phủ sóng toàn quốc nhằm giám sát toàn bộ chủ quyền của Philippines và mục đích trinh sát.
Có hai yếu tố đặc biệt là công cụ trong quá trình cải cách là:
Một môi trường an ninh trong nước lành mạnh do sự giảm sút (mặc dù không hoàn toàn biến mất) của các mối đe dọa đến từ tổ chức ly khai Hồi giáo Moro và tổ chức khủng bố thánh chiến Hồi giáo
Nâng cao khả năng cạnh tranh lãnh thổ ở biển Đông, nơi Trung Quốc đã có những tuyên bố và hành động cưỡng chiếm hai quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cùng các bãi cạn Scarborough và Macclesfield Bank.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tìm cách giải quyết các yêu sách của Bắc Kinh ở biển Đông bằng cách tái định hướng chi tiêu quốc phòng chuyển từ bên trong sang để bảo vệ an ninh bên ngoài.
Có những nghi ngờ rằng kế hoạch nâng cấp quân đội của ông Aquino không đủ khả năng để ngăn chặn Trung Quốc trong ngắn hạn. Và chính phủ vẫn chưa rõ ràng về một chiến lược khả thi để khắc phục những hạn chế về tài chính đối với công cuộc hiện đại hóa quân đội Philippines trong trung hạn.
Một giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng khó khăn này là xem xét lại kế hoạch mua sắm ở hiện tại và trong tương lai đối với các loại máy bay, tàu chiến hiện đại cùng khả năng tình báo mà thay vào đó tập trung nguồn lực quốc gia sẵn có để tạo ra một hệ thống tên lửa chống tàu từ đất liền (ASMs) có hiệu quả.
Thiết lập một mạng lưới tích hợp hệ thống ASMs sẽ rẻ hơn so với cố gắng để tiến hành một quá trình chuyển đổi quốc phòng. Nó cũng sẽ được tiến hành tương đối nhanh chóng và nếu được lắp đặt đúng, nó có thể bảo vệ đầy đủ những yêu sách của Manila trong quần đảo Trường Sa và có thể ngay cả ở bãi cạn Scarborough.
Mỹ có quyền lợi trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi quốc phòng hiện tại của chính phủ Philippines, nhất là vì nó có thể giúp chống lại ý định của Bắc Kinh trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Nhưng việc tích cực hỗ trợ Manila trong việc mua sắm các thiết bị quân sự tiên tiến của không quân, hải quân và các lĩnh vực khác để bù đắ sự chênh lệnh quân sự với Bắc Kinh sẽ là rất tốn kém và tạo ra nguy hiểm tiềm tàng về việc tiếp tục gia tăng căng thẳng.
Việc giúp đỡ thành lập một hệ thống phòng thủ bờ biển di động sẽ rẻ hơn và ít gây tranh cãi hơn. Quan trọng là, điều này sẽ giúp đỡ để tạo ra một đối tác có năng lực và có thể tự lực cánh sinh dễ dàng hơn để chống lại các áp lực từ Bắc Kinh.
Giờ đây, Philippines đã định hướng lại các ưu tiên quốc phòng của mình, chuyển trọng tâm từ bên trong ra bên ngoài để bảo vệ chủ quyền, vậy Úc có nên tổ chức lại các gói hỗ trợ Philippines của mình - vốn trước đây thường ưu tiên vào việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật - để chuyển sang xây dựng lực lượng quân sự? Câu trả lời là không, và ít nhất có hai lý do cho điều này:
Đầu tiên là cảnh sát và hệ thống tư pháp Philippines còn khá yếu, vẫn còn đang phải đối đầu với các khó khăn như tham nhũng, quản lý kém hiệu quả, đấu đá trong nội bộ, kỹ năng điều tra còn yếu. Nếu chuyển các gói hỗ trợ sẽ lãng phí nguồn lực và có thể dẫn đến một khoảng trống trong việc thực thi pháp luật trong nước và tạo ra các mối đe dọa từ bên trong Philippines
Thứ hai, nó có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Canberra với đối tác kinh tế chính là Trung Quốc. Thể hiện một sự hỗ trợ quân sự cho Philippines có thể khiến chính quyền Bắc Kinh cho rằng chính phủ của Thủ tướng Úc Tony Abbott hiện nay là hoàn toàn cam kết với Washington trong chiến lược với Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.
Hậu quả của điều này, trong giả định khả quan nhất, là sẽ có thể làm phức tạp việc củng cố các thỏa thuận kinh tế - thương mại giữa Úc và Trung Quốc trong tương lai; còn nếu với hậu quả xấu nhất, nó có thể khiến Trung Quốc tìm kiếm các nguồn tài nguyên năng lượng và thị trường thay thế cho Úc đối với xuất khẩu.
Về tác giả: Peter Chalk là một nhà khoa học chính trị cao cấp tại RAND - một tổ chức cố vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận được thành lập nhằm nghiên cứu và phân tích cho quân đội Mỹ.
Theo Một Thế Giới
Những "quả bom sốt rét" của Đức Quốc xã Vũ khí sinh học xuất hiện từ thời cổ đại, với việc dùng sinh vật mang mầm bệnh và các loại chất độc tự nhiên để chống lại kẻ thù. Đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả quân đồng minh và Nhật Bản đều có những chương trình nghiên cứu, sản xuất các loại vi khuẩn để sử dụng như vũ khí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân

Vũ khí tương lai của Nga vượt mặt "sát thủ vô hình" Ukraine

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, Pakistan, Nepal khuyến cáo công dân

Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'
Có thể bạn quan tâm

Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
Sao việt
12:16:05 11/05/2025
Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5
Trắc nghiệm
12:15:28 11/05/2025
Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"
Netizen
11:27:24 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
Sao thể thao
11:17:06 11/05/2025
BTC nhóm nhạc Anh Tài làm xấu hình ảnh 1 nam ca sĩ, có nguy cơ bị đánh bản quyền vì lý do nghiêm trọng
Nhạc việt
11:13:55 11/05/2025
Những món đồ nội thất phòng ngủ một thời gây bão dần bị 'thất sủng'
Sáng tạo
11:11:10 11/05/2025
Phát hiện Jennie (BLACKPINK) "xuất hiện" tại Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam, zoom cận mặt mới ngã ngửa
Sao châu á
11:10:54 11/05/2025
Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa
Tin nổi bật
11:07:22 11/05/2025
Sức hút của mũ cói trong 'bản hòa tấu' thời trang hè
Thời trang
10:41:31 11/05/2025
Yamaha Aerox 155 2025 trình làng, trang bị đủ khiến Airblade 160 'lo lắng'
Xe máy
10:38:10 11/05/2025