Mỹ với Đài Loan: Trung Quốc lấy độc trị độc
Từ trước đến nay, Mỹ đã nhiều lần cung cấp và bán vũ khí cho Đài Loan. Lần nào thì Trung Quốc cũng đều phản đối mạnh mẽ.
Nhưng chưa có lần nào Trung Quốc đáp trả đặc biệt như lần này với việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với tất cả những công ty, đương nhiên chủ yếu và trước hết nhằm vào những công ty của Mỹ, có liên quan dến phi vụ buôn bán vũ khí này cho Đài Loan, và áp dụng cả trừng phạt trực tiếp lẫn trừng phạt thứ cấp.
Trung Quốc luôn yêu cầu Mỹ tôn trọng Chính sách một Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chưa kịp phục hồi nhờ cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở bên lề hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 tổ chức ở thành phố Osaka của Nhật Bản hồi cuối tháng 6 vừa qua thì đã lại vấp phải ngay vướng mắc mới.
Video đang HOT
Ở Osaka, ông Trump và ông Tập Cận Bình thoả thuận với nhau là Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại và chừng nào quá trình đàm phán còn chưa kết thúc thì chừng đó hai bên không làm cho cuộc xung khắc thương mại hiện tại căng thẳng và quyết liệt thêm, có nghĩa là không bên nào áp thuế quan bảo hộ thương mại cho thêm hàng hoá xuất khẩu của nhau. Cho đến thời điểm hiện tại, hai bên mới chỉ chuẩn bị lại đàm phán với nhau.
Bên nào cũng biết là lần đàm phán này sẽ rất khó khăn và phức tạp. Không bên nào dám tin chắc là đàm phán rồi cuối cùng sẽ kết thúc với kết quả làm cả hai bên hài lòng và biết bao giờ mới kết thúc.
Vào đúng thời điểm này, phía Mỹ quyết định bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan trị giá 2 tỷ USD. Giá trị của phi vụ buôn bán vũ khí này không hề nhỏ cả về vật chất lẫn chính trị. Đối với tổng thống Mỹ Donald Trump, cứ bán được hàng của Mỹ là ghi được điểm về đối nội ở Mỹ và những việc như thế được ông Trump coi là biểu hiện rõ nét nhất của khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết”. Đài Loan xưa nay lại còn luôn là một trong những con chủ bài chiến lược trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và được phía Mỹ sử dụng làm công cụ đắc dụng để xử lý chuyện quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.
Có thể không phải nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng ông Trump dùng phi vụ buôn bán vũ khí với Đài Loan vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc sắp sửa bước vào cuộc đàm phán thương mại quyết định để tạo và tăng thế cho Mỹ trong đàm phán với Trung Quốc. Ngoài ra cũng lại còn có thể thấy thúc đẩy quan hệ với Đài Loan, tăng cường cung cấp và bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan cũng như thường xuyên hiện diện quân sự trực tiếp ở khu vực eo biển Đài Loan đều là thành tố của chiến lược của Mỹ đối phó Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.
Từ trước đến nay, Mỹ đã nhiều lần cung cấp và bán vũ khí cho Đài Loan. Lần nào thì Trung Quốc cũng đều phản đối mạnh mẽ. Nhưng chưa có lần nào Trung Quốc đáp trả đặc biệt như lần này với việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với tất cả những công ty, đương nhiên chủ yếu và trước hết nhằm vào những công ty của Mỹ, có liên quan dến phi vụ buôn bán vũ khí này cho Đài Loan, và áp dụng cả trừng phạt trực tiếp lẫn trừng phạt thứ cấp.
Lần này, Trung Quốc áp dụng đúng tinh thần và nội dung của những biện pháp chính sách mà ông Trump đang áp dụng để thực hiện những biện pháp chính sách cấm vận và trừng phạt Iran sau khi Mỹ đơn phương rút ra khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran mà Mỹ và Iran đã cùng ký kết với Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức hồi mùa hè năm 2015. Trong chuyện này, ông Trump trừng phạt không chỉ những công ty của Mỹ mà cả những công ty không phải của Mỹ tiếp tục hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Iran, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư giữa Trung Quốc và Iran. Đối với Trung Quốc, như thế thật đúng là một công đôi việc khi dùng chính cách làm của Mỹ để đáp trả Mỹ đúng như câu “ Lấy độc trị độc” và không để cho Mỹ và Đài Loan muốn hợp tác buôn bán vũ khí với nhau hay tăng cường vũ trang cho Đài Loan thế nào cũng được.
Qua những chuyện như thế này trong thời gian vừa qua có thể thấy là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dễ thể hiện ra ngoài là yên ổn nhưng trong thực chất luôn sóng gió, hai bên có thể tỏ ra bằng mặt nhưng chắc chắn không thể bằng lòng với nhau được. Thực trạng này sẽ là tông điệu chủ đạo ở cặp quan hệ song phương này trong cả thời gian tới.
Theo Danviet
Mỹ lại vuốt râu hùm Trung Quốc khi bán lô vũ khí khủng cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán cho Đài Loan xe tăng M1A2T Abrams và hệ thống tên lửa phòng không Stinger. cũng như các thiết bị liên quan khác trị giá hơn hai tỷ USD, theo báo cáo cua Cơ quan hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh của Lầu năm góc.
Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc ra thông cáo: "Thỏa thuận này sẽ giúp Đài Loan hiện đại hóa lực lượng xe tăng chủ lực, đáp ứng nhu cầu đối phó với các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai, cũng như cải thiện khả năng phòng thủ. Nó sẽ không làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực".
Tổng cộng, Đài Loan yêu cầu My bán 108 xe tăng phiên ban đặc biệt, 14 xe sửa chữa và phục hồi bọc thép M88A1, 16 máy kéo, cũng như hơn 300 súng máy, nhiều loại đạn và thiết bị cho thiết bị quân sự.
Trung Quốc từng phản ứng mạnh mẽ trước việc chính phủ Mỹ phê duyệt hợp đồng vũ khí 330 triệu USD với Đài Loan. Trung Quốc luôn thúc giục Mỹ tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc" bằng việc chấm dứt các hợp đồng bán vũ khí và cắt quan hệ quân sự với Đài Bắc, nhằm tránh làm tổn hại quan hệ song phương và duy trì hòa bình ổn định tại eo biển Đài Loan.
Theo Danviet
Bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan, Mỹ gửi tín hiệu gì đến đồng minh? Theo Bloomberg, Chính phủ Mỹ đã chấp thuận yêu cầu cua Đài Loan vê viêc mua 60 tiêm kich F-16. Theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Quan điểm này rất kiên định và chắc chắn. Tiêm kích F-16. Bắc Kinh đã...