Mỹ vô tình giết chết 2 con tin trong chiến dịch chống khủng bố
Nhà Trắng ngày 23/4 thừa nhận một chiến dịch chống khủng bố hồi tháng 1 vừa qua đã vô tình giết chết 2 con tin bị al-Qaeda bắt giữ.
Hai con tin Warren Weinstein (người Mỹ) và Giovanni Lo Porto (người Ý). (Ảnh: BBC)
BBC dẫn thông tin trên và cho biết 2 con tin thiệt mạng trong chiến dịch truy quét khủng bố al- Qaeda tại biên giới Afghanistan và Pakistan hồi tháng 1 vừa qua là Warren Weinstein (người Mỹ) và Giovanni Lo Porto (người Ý).
Một sỹ quan giấu tên nói với hãng AP rằng hai người Mỹ đã thiệt mạng trong một chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái của CIA. Ông Warren Weinstein, 72 tuổi, là một nhân viên hỗ trợ phát triển kinh tế tại Pakistan, từng bi bắt làm con tin từ năm 2011. Trong khi anh Giovanni Lo Porto, 39 tuổi, người cũng là một nhân viên cứu trợ tại Pakistan, đã bị al-Qaeda bắt cóc hồi đầu năm 2012.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã miêu tả vụ việc này là một mất mát đầy đau đớn, khiến ông rất hối tiếc.
Video đang HOT
Ông Obama cho hay khi ra lệnh tiến hành đợt tấn công này, ông đã nghĩ tại căn cứ của nhóm al-Qaeda không có dân thường nào. “Với tư cách là Tổng tư lệnh chỉ huy hoạt động này, tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm”, Tổng thống Obama nói.
Ngoài ra, hai người Mỹ bị nghi là thành viên của nhóm khủng bố khét tiếng al-Qaeda đã bị tiêu diệt trong các lần tấn công khủng bố vừa qua.
Nhà Trắng thông báo rằng Ahmed Farouq, một chỉ huy của khủng bố al-Qaeda, đã bị tiêu diệt trong đợt chống khủng bố này và Adam Gadahn, một phát ngôn viên của nhóm phiến quân, cũng đã chết trong một cuộc đột kích của phía Mỹ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
IPU-132 thông qua Nghị quyết về chống khủng bố
Chiều 31/3, Đại hội đồng IPU-132 đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về chủ đề khẩn cấp với nội dung chống hành động khủng bố của các tổ chức như IS, Boko Haram tấn công dân thường vô tội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Các đại biểu tham dự IPU-132 trong phiên thảo luận ngày 31/3.
Các đại biểu đã thể hiện sự thống nhất chống lại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Chủ đề khẩn cấp được bàn trong IPU-132 được đề xuất bởi Australia và Bỉ ngày 29/3, đã đạt hơn 2/3 số phiếu ủng hộ và được chọn làm chủ đề khẩn cấp đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng kỳ này.
Trong bối cảnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Irắc và vùng cận Đông đã chấp nhận liên kết với phiến quân Boko Haram ở Nigiêria, Nghị quyết bày tỏ quan ngại sâu sắc vì chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Tư tưởng độc hại của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang kích động các vụ tấn công khủng bố ở những khu vực khác trên toàn thế giới, ví dụ như ở Brussels (Bỉ), Paris (Pháp), Sydney, Australia và gần đây nhất ở thủ đô Tunis, Tuynidi.
Đại hội đồng IPU cho rằng đây là hành động tấn công vào những nền dân chủ trên thế giới và kêu gọi tất cả các nghị viện lên án các vụ tấn công khủng bố không chỉ của riêng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng và Boko Haram.
Đại diện phái đoàn nghị sỹ Campuchia bày tỏ: "Những người trẻ chiếm hơn 50% dân số thế giới có thể là nguồn cơn của vấn đề này và cũng chính là giải pháp cho vấn đề này. Họ đang là đối tượng dễ bị các tổ chức khủng bố lôi kéo. Chính vì thế, tôi tin rằng trong tương lai chúng ta cần phải tăng cường tiếp cận người trẻ tuổi, cho họ cơ hội để chia sẻ cách suy nghĩ, tầm nhìn, để họ trở thành một phần của giải pháp thay vì là một phần của vấn đề".
Nội dung của Nghị quyết thể hiện, Nghị viện các nước khẳng định cần phải chống khủng bố dưới mọi hình thức, hành động chống khủng bố phải phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; lên án mạnh mẽ các hoạt động tài trợ cho khủng bố; cần nhận thức rõ ràng rằng khủng bố không có bất cứ liên hệ nào với tôn giáo, dân tộc, văn minh hay bất cứ nhóm dân tộc nào.
Nghị quyết cũng đã kêu gọi các nước đưa ra chiến lược chung về quản lý công dân tham gia các tổ chức này và đề xuất những biện pháp trao đổi thông tin giữa các nước; yêu cầu các nước sử dụng các kênh lập pháp để đóng góp cho việc thực thi các nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống khủng bố.
Đại diện Ban dự thảo báo cáo cho biết, Ban dự thảo Nghị quyết đã nhất trí không nhất thiết chỉ tập trung vào hai nhóm khủng bố cụ thể mà cần phải được áp dụng đối với tất cả các nhóm khủng bố, tổ chức khủng bố; lưu ý rằng tất cả các chính phủ, nghị viện cần tiến hành đối thoại để có thể có những biện pháp hữu hiệu trong việc chống lại khủng bố.
Ban dự thảo cũng đã xây dựng dự thảo phản ánh ý chí của tất cả các nghị viện thành viên của IPU trước mối đe dọa khủng bố, bởi vì khủng bố có thể ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào trong số chúng ta. Chính vì vậy, cần xây dựng những biện pháp hữu hiệu và xây dựng dự thảo phải chi tiết, rõ ràng.
P.Thảo
Theo Dantri
MH370 mất tích: Thân nhân hành khách lo sợ bị lãng quên Cũng giống như nhiều thân nhân hành khách MH370, điều mà ông Ghyslain Wattrelos lo lắng là vụ việc sẽ dần trôi vào quên lãng mà không thể tìm ra bất cứ manh mối nào. Kỹ sư người Pháp Ghyslain Wattrelos có vợ và hai trong số ba đứa con đã thiệt mạng trên chuyến bay định mệnh MH370. Tuy nhiên, sau hơn...