Mỹ viện trợ quân sự 125 triệu USD cho Kiev, xem xét đưa quân tới Ukraine
Mỹ viện trợ an ninh cho Kiev và tuyên bố sẽ xem xét khả năng đưa thêm quân tới Ukraine và, giữa lúc căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang gia tăng.
Mỹ có thể xem xét đưa thêm quân tới Ukraine nếu cần thiết (Ảnh minh họa: Reuters).
Sputnik đưa tin, quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine Kristina Kvien tuyên bố rằng Washington sẽ xem xét lại khả năng gia tăng hiện diện quân sự ở Ukraine nếu cần thiết. Phát biểu của bà Kvien được đưa ra trong sau buổi lễ chào mừng đợt luân chuyển lần thứ 8 của lực lượng huấn luyện Mỹ đến đào tạo quân đội Ukraine.
Nhà ngoại giao cũng nhấn mạnh, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã thông báo về gói hỗ trợ an ninh 125 triệu USD cho Ukraine, bao gồm ngân sách huấn luyện, trang bị và cố vấn cho quân đội Kiev.
Theo bà Kvien, Ukraine cần sự hỗ trợ để chống lại cái mà bà cáo buộc là “sự gây hấn do Nga hậu thuẫn ở Donbass”. Bà cho rằng Ukraine không phải chịu trách nhiệm tình hình căng thẳng ở miền Đông nước này. Trong khi đó, Nga bác bỏ cáo buộc đứng sau lực lượng đòi độc lập ở Donbass, đồng thời “tố” Ukraine là bên gây nên căng thẳng.
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đề nghị Mỹ mở rộng chương trình huấn luyện ở quốc gia châu Âu.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang dồn dập trong thời gian qua. Các nước phương Tây cáo buộc Nga triển khai ít nhất 85.000 binh sĩ cùng nhiều khí tài đến khu vực biên giới giáp miền đông Ukraine giữa lúc chiến sự ở đây leo thang.
Moscow nói, việc triển khai này chỉ là một phần của cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Điện Kremlin cũng nhấn mạnh, việc triển khai lực lượng trong phạm vi lãnh thổ của Nga là hoàn toàn bình thường, không nhằm vào bất cứ một quốc gia nào.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đầu tuần này cáo buộc, NATO đã triển khai khoảng 40.000 binh sĩ và 15.000 khí tài đến gần biên giới Nga, chủ yếu ở Biển Đen và khu vực Baltic, nhưng NATO đã bác bỏ.
Mỹ lo Ukraine dùng tên lửa Javelin bắn xe tăng Nga
Mỹ kêu gọi Ukraine chỉ dùng tên lửa Javelin để phòng thủ, khi nhiều người lo ngại Kiev có thể dùng chúng để tấn công lực lượng Nga.
Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine và bán đảo Crimea từ cuối tháng 3, khiến một câu hỏi trở nên rõ ràng với Kiev: Liệu đã đến lúc triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp ra thực địa hay chưa?
Quân đội Ukraine nhận lô tên lửa chống tăng Javelin đầu tiên từ Mỹ hồi tháng 3/2018, gồm 37 ống phóng và 210 quả đạn có tổng trị giá 47 triệu USD, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí sát thương cho nước này kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Bộ Ngoại giao Mỹ cuối năm 2019 phê duyệt lô thứ hai gồm 150 quả đạn và 10 bệ phóng.
Lính Ukraine mang tên lửa Javelin trong lễ duyệt binh tại Kiev ngày 24/8/2018. Ảnh: AFP .
FGM-148 Javelin là tên lửa chống tăng vác vai tự dẫn được Mỹ biên chế từ năm 1996, trang bị đầu nổ lõm xuyên giáp (HEAT) kép để xuyên thủng nóc, sườn và đuôi các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực. Đây được coi là một trong những "sát thủ diệt tăng" nguy hiểm nhất thế giới, đủ sức đánh bại nhiều loại xe tăng hiện đại do Nga và các cường quốc khác sản xuất.
Hợp đồng bán tên lửa Javelin cho Ukraine được tổng thống Mỹ Donald Trump phê chuẩn, trái với thái độ thận trọng của người tiền nhiệm Barack Obama, vốn luôn lo ngại việc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev sẽ chọc giận Moskva.
Tuy nhiên, Mỹ cũng đưa ra nhiều điều kiện ngặt nghèo, trong đó bao gồm yêu cầu tên lửa Javelin phải được cất giữ ở miền tây Ukraine, cách xa chiến tuyến với lực lượng ly khai miền đông.
Wess Mitchell, cựu quan chức phụ trách vấn đề châu Âu và châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Trump, nhấn mạnh tên lửa Javelin và các loại vũ khí sát thương được Washington bán cho Kiev không nhằm mục đích tấn công phủ đầu, mà chỉ nhằm răn đe và ngăn lực lượng Nga xâm phạm lãnh thổ Ukraine.
Chính phủ Mỹ đề ra nhiều quy định hạn chế về nơi cất giữ và mục đích sử dụng, nhưng không có rào cản nào về vị trí triển khai tên lửa Javelin trong chiến đấu. Điều này cho phép quân đội Ukraine vận chuyển, triển khai và khai hỏa chúng vào bất kỳ thời gian và địa điểm nào họ muốn.
"Javelin là vũ khí phòng thủ. Mỹ kỳ vọng Ukraine triển khai chúng một cách có trách nhiệm và chỉ khi thực sự cần thiết vì mục đích phòng thủ", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mike Howard nói.
Hai quan chức Ukraine giấu tên cho biết tình hình hiện nay chưa đến ngưỡng triển khai tên lửa Javelin. Chúng được đưa khỏi kho lưu trữ không đồng nghĩa với các quả đạn có thể được khai hỏa trên chiến trường. "Lằn ranh đỏ sẽ là khi xe tăng Nga tiến vào đất Ukraine", một người nói.
Các cựu quan chức quốc phòng Mỹ am hiểu tình hình cho biết những động thái gần đây của lực lượng Nga chính là kịch bản được Mỹ đề cập trong thương vụ bán tên lửa Javelin cho Ukraine. "Tôi chắc chắn đang có nhiều cuộc thảo luận về triển khai chúng. Đó là điều không bất ngờ", một quan chức cho hay.
Cố vấn thân cận của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết những cuộc thảo luận về tên lửa Javelin chưa được trình đến cấp chính phủ và chưa có quyết định nào được đưa ra. "Tổng thống Zelensky sẵn sàng hạ nhiệt căng thẳng và sẽ khó lòng đồng ý đưa loại tên lửa này đến chiến trường phía đông", cố vấn giấu tên nói.
Đoàn tàu quân sự Nga tại thành phố Kerch trên bán đảo Crimea ngày 27/3. Video: Twitter/Eire_QC .
Giới chức Ukraine cho rằng đợt chuyển quân của Nga không phải dấu hiệu về một hành động quân sự xuyên biên giới. Những hoạt động công khai và kéo dài suốt hai tuần cho thấy dường như Moskva chỉ đang gửi thông điệp đến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Giới chuyên gia từng cho rằng tên lửa Javelin không mang lại nhiều tác dụng với Kiev. Xe tăng và thiết giáp không còn được lực lượng ly khai sử dụng phổ biến trong xung đột tại khu vực miền đông nước này, trong khi Nga sẽ khó có khả năng mở cuộc tấn công truyền thống với lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu vào lãnh thổ Ukraine.
"Nếu phía Nga không sử dụng tăng thiết giáp, dàn tên lửa Javelin sẽ trở nên vô nghĩa. Nếu họ thực sự định làm gì đó, rất có thể đó sẽ là những tay súng che giấu tung tích xâm nhập qua biên giới với Ukraine, chứ không phải xe tăng", Jim Townsend, cựu quan chức Lầu Năm Góc thời Obama, nêu quan điểm.
Nga cảnh báo phương Tây Nga cảnh báo phương Tây không nên gửi quân tới củng cố đồng minh Ukraine sau khi Kiev cáo buộc Moskva củng cố thêm quân tới khu vực biên giới. "Khi kịch bản như vậy xảy ra, sẽ dẫn tới gia tăng căng thẳng gần biên giới của Nga. Điều này đương nhiên buộc Nga đưa ra các biện pháp bổ sung nhằm...