Mỹ viện trợ nhân đạo cho Ukraine thêm 205 triệu USD
Ngày 16/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo nước này sẽ cung cấp thêm một gói hỗ trợ nhân đạo trị giá 205 triệu USD cho Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo quan chức ngoại giao Mỹ, khoản viện trợ này sẽ “ hỗ trợ người dân Ukraine giải quyết những nhu cầu cấp bách như thực phẩm, nước uống an toàn, dịch vụ bảo vệ, giáo dục, sinh kế, hỗ trợ pháp lý, y tế…”. Khoản viện trợ trên cũng sẽ giúp thành viên các gia đình tại Ukraine duy trì liên lạc nếu họ bị ly tán hoặc di tản.
Số liệu thống kê cho thấy kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine hồi tháng 2/2022, hơn 6 triệu người đã rời khỏi nước này, trong khi hơn 5 triệu người khác tuy vẫn còn ở lại trong nước, nhưng buộc phải di dời nơi tạm trú.
Tính đến nay, Mỹ đã chi hơn 2,1 tỷ USD cho các hoạt động nhân đạo tại Ukraine. Washington cũng đã kêu gọi các quốc gia khác cùng tham gia nỗ lực này.
Thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan bị vi phạm, cản trở nỗ lực hỗ trợ nhân đạo
Ngày 28/5, thủ đô Khartoum của Sudan lại vang lên tiếng súng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn hiệu lực, gây cản trở công tác cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân nước này.
Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Khartoum, Sudan, ngày 15/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhân chứng cho biết họ nghe thấy "tiếng súng ở phía Nam thành phố" vào ngày thứ 6 của thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 1 tuần, sẽ hết hiệu lực vào đêm 29/5.
Theo tuyên bố chung của các nước trung gian hòa giải Mỹ và Saudi Arabia, thỏa thuận trên nhằm tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến với người dân Sudan thông qua các hành lang đảm bảo nhưng đã bị các bên đối địch là Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) vi phạm, làm gián đoạn những nỗ lực nhân đạo.
Ngày 27/5 đã xảy ra vụ không kích khiến hai người thiệt mạng ở Khartoum, trong khi một cuộc không kích khác nhằm vào cơ quan in tiền của Sudan. Saudi Arabia và Mỹ đã kêu gọi các bên đối địch tại Sudan tiếp tục đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận ngừng bắn nhằm giúp "cải thiện việc cung cấp hỗ trợ mà người dân Sudan đang rất cần".
Cùng ngày, RSF khẳng định "sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán tiếp theo... để xem xét tính khả thi của việc kéo dài lệnh ngừng bắn và các thỏa thuận nhân đạo", tùy thuộc vào "sự chân thành và cam kết" của quân đội.
Về phần mình, quân đội Sudan cho biết đang "xem xét khả năng đồng ý gia hạn lệnh ngừng bắn hiện tại".
Xung đột giữa SAF do Tư lệnh Quân đội Abdel Fattah al-Burhan đứng đầu và nhóm bán quân sự RSF của cựu Phó Tư lệnh Mohamed Hamdan Daglo bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4. Theo Dự án dữ liệu sự kiện và vị trí xung đột vũ trang, trong 6 tuần giao tranh ở đô thị, hơn 1.800 người đã thiệt mạng. Liên hợp quốc (LHQ) cho biết gần 1,4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa tới nơi khác trong nước và sang các nước láng giềng. Tổ chức này cũng lưu ý hiện có tới 25 triệu người, hơn một nửa dân số Sudan, đang cần hỗ trợ nhân đạo. Các cơ quan hỗ trợ nhân đạo đang đối mặt với những thách thức trong việc vận chuyển và tình trạng mất an ninh.
Đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và nhân viên nghiêm trọng, Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cảnh báo có thể phải ngừng các hoạt động cứu người nếu hành lang nhân đạo không được đảm bảo.
Canada sửa đổi luật cho phép viện trợ nhân đạo tới Afghanistan Theo dự luật mới, các nhân viên cứu trợ có thể được miễn trừ nếu giúp người dân đang gặp khó khăn tại khu vực do lực lượng khủng bố kiểm soát mà không phải lo bị truy tố tại Canada. Người dân di chuyển trên đường phố trong thời tiết giá lạnh tại Kabul, Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 9/3, Canada đã quyết...